Đề kiểm tra chương 3- Điện học- Đề 5
- Câu 1 : Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách.
A Cọ xát vật.
B Nhúng vật vào nước nóng.
C Cho chạm vào nam châm.
D Cả b và c.
- Câu 2 : Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?
A Nhận thêm electrôn.
B Mất bớt electrôn.
C Mất bớt điện tích dương.
D Nhận thêm điện tích dương
- Câu 3 : Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
A Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn
B Chuyển dời có hướng của các điện tích.
C Dịch chuyển của các electron.
D Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
- Câu 4 : Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A Bóng đèn chỉ nóng lên.
B Bóng đèn chỉ phát sáng.
C Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên
D Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên
- Câu 5 : Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện ?
A Tác dụng nhiệt và tác dụng từ.
B Tác dụng nhiệt .
C Tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học.
D Tác dụng sinh lí và tác dụng từ.
- Câu 6 : Nối 2 cực của một ắc quy bằng một dây nhựa thì thấy không có dòng điện chạy qua dây. Giải thích nào sau đây là đúng?
A Trong dây nhựa không có điện tích
B Trong dây nhựa không có êlectron tự do
C Dây nhựa luôn trung hoà về điện
D Trong dây nhựa không có hạt nhân chuyển động tự do.
- Câu 7 : Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loạinhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì?
A Việc làm này có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng tăng bụi hơn.
B Việc làm này có tác dụng đẩy các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
C Việc làm này có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng
D Việc làm này có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
- Câu 8 : Dùng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện trong các trường hợp sau: a. Hai pin mắc liên tiếp, một bóng đèn Đ1, một khoá K1 và một số dây dẫn. Sao cho khi K1đóng đèn Đ1 sáng. b. Hai pin mắc liên tiếp, hai bóng đèn Đ1, Đ2, hai khoá K1, K2 và một số dây dẫn. Sao cho khi K1 mở, K2 đóng chỉ có đèn Đ2 sáng.
A
B
C
D
- Câu 9 : Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện và lấy ví dụ cho từng tác dụng.
A Tác dụng phát sáng , ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- Tác dụng từ, ví dụ làm chuông điện.
- Tác dụng nhiệt, ví dụ làm nóng dây tóc bóng đèn sợi đốt rồi phát sáng .
- Tác dụng hoá học, ví dụ mạ đồng.
B Tác dụng phát sáng , ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- Tác dụng từ, ví dụ làm chuông điện.
- Tác dụng nhiệt, ví dụ làm nóng dây tóc bóng đèn sợi đốt rồi phát sáng .
- Tác dụng sinh lí, ví dụ châm cứu bằng điện.
C Tác dụng phát sáng , ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- Tác dụng từ, ví dụ làm chuông điện.
- Tác dụng nhiệt, ví dụ làm nóng dây tóc bóng đèn sợi đốt rồi phát sáng .
- Tác dụng hoá học, ví dụ mạ đồng.
- Tác dụng sinh lí, ví dụ châm cứu bằng điện.
D Tác dụng phát sáng , ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- Tác dụng từ, ví dụ làm chuông điện.
- Tác dụng hoá học, ví dụ mạ đồng.
- Tác dụng sinh lí, ví dụ châm cứu bằng điện.
- Câu 10 : Hãy nêu phương pháp mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại . Phải chọn dung dịch nào? Điện cực dương là chất gì? Điện cực âm là vật gì?
A Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối vàng, điện cực âm bằng vàng và điện cực dương là chiếc vỏ đồng hồ.
B Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối vàng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ.
C Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối đồng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ.
D Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch vàng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ.
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi