Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD năm 2018 - Đề 1...
- Câu 1 : Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của
A Nhân dân lao động
B Giai cấp tiến bô
C Giai cấp cầm quyền
D Giai cấp công nhân
- Câu 2 : Pháp luật được hình thành trên cơ sở các :
A Quan điểm chính trị
B Quan hệ kinh tế - xã hội
C Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội
D Quan hệ chính trị - đạo đức
- Câu 3 : Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 vi phạm hình sự là những hành vi
A nguy hiểm cho xã hội.
B cực kì nguy hiểm cho xã hội
C đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
D rất nguy hiểm cho xã hội.
- Câu 4 : Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới
A quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm
B quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
C quan hệ sở hửu và quan hệ gia đình
D quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
- Câu 5 : Không tố giác tội phạm là hành vi:
A Không hành động.
B Hành động.
C Che giấu.
D Đồng phạm.
- Câu 6 : Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì yếu tố nào là quan trọng nhất?
A Tư liệu sản xuất.
B Công cụ lao động.
C Hệ thống bình chứa.
D Kết cấu hạ tầng.
- Câu 7 : Cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Việc làm của cơ sở sản xuất kinh doanh trên là gì?
A Thực hiện pháp luật
B Sử dụng pháp luật
C Thi hành pháp luật
D Tuân thủ pháp luật
- Câu 8 : Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do
A sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.
B có điều kiện sản xuất khác nhau.
C có lợi ích khác nhau.
D chiến tranh.
- Câu 9 : Cửa hàng dịch cụ internet mở cửa cho sử dụng dịch vụ sau 11h đêm. Cửa hàng đó đã vi phạm pháp luật gì?
A Vi phạm hình sự
B Vi phạm hành chính
C Vi phạm dân sự
D Vi phạm kỉ luật
- Câu 10 : H ( 16 tuổi) điều khiển xe gắn máy đi đường ngược chiều, va vào xe Anh B ngã và tử vong. H bị thương phải nằm viện. Theo em trường hợp này xử lí như thế nào?
A Gia đình anh B tự chịu trách nhiệm.
B Không xử lí H vì H mới 16 tuỗi
C Xử phạt hình sự đối với H và buộc H phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh B
D H bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại.
- Câu 11 : Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau Trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí :
A Như nhau
B Bằng nhau
C Ngang nhau
D Có thể khác nhau
- Câu 12 : Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện rõ nét nhất thông qua
A Tiền lương
B Chế độ làm việc
C Hợp đồng lao động
D Việc làm
- Câu 13 : Người lao động là người ít nhất..........có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động
A từ đủ 15 tuổi
B từ đủ 16 tuổi
C từ đủ 17 tuổi
D từ đủ 18 tuổi
- Câu 14 : Đâu KHÔNG phải là tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
C Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D Thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Câu 15 : Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đố có Việt Nam. Đây là biểu hiện của bất bình đẳng trong
A quan hệ giữa vợ và chồng.
B quan hệ tài sản.
C quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
D quan hệ nhân thân
- Câu 16 : M (16 tuổi) con trưởng công an Bộ giao thông điều khiển xe moto vào đường ngược chiều, đâm vào anh N bị thương nặng phải nhập viện. Trong trường hợp này anh M phải chịu trách nhiệm pháp lý không:?
A M không chịu trách nhiệm pháp lí vì Bố M là trưởng công an.
B M không chịu trách nhiệm pháp lí vì M mới 16 tuổi
C M phải chịu trách nhiệm pháp lí về mọi hành vi của mình gây ra.
D M chỉ bồi thường thiệt hại vì M mới 16 tuổi.
- Câu 17 : Anh X làm việc ở công ty Y, vì công việc gia đình nên Anh X phải xin nghỉ phép 2 ngày để giải quyết, hết phép anh X không đến công ty được vì Mẹ anh bị đau phải nhập viện nên Anh chỉ gọi điện cho giám đốc, hôm sau anh đi làm lại thì nhận được thông báo bị đuổi việc, vì lí do nghỉ không có phép. Trong trường hợp này anh X cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình. ?
A Anh X kiện giám đốc công ty Y.
B Anh X căn cứ vào Hiến pháp pháp luật để bảo vệ.
C Anh X căn cứ vào hợp đồng lao động để bảo vệ.
D Anh X dựa vào Bộ luật lao động để bảo vệ.
- Câu 18 : Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ
A khi xã hội loài người xuất hiện.
B khi con người biết lao động.
C khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.
D khi ngôn ngữ xuất hiện.
- Câu 19 : “Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.” là
A Hình thức dân chủ trực tiếp
B Hình thức dân chủ gián tiếp
C Hình thức dân chủ tập trung
D Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Câu 20 : Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ là một nội dung thuộc
A Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo
B Nôị dung quyền khiếu nại, tố cáo
C Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo
D Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
- Câu 21 : Trong nông nghiệp, chuyển từ hình tức lao động “con trâu đi trước, cái cày theo sau” sang lao động bằng máy móc là thể hiện quá trình nào ở nước ta hiện nay?
A Hiện đại hóa
B Nông thôn hóa
C Công nghiệp hóa
D Tự động hóa
- Câu 22 : Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ?
A Phổ thông.
B Bình đẳng.
C Trực tiếp.
D Bỏ phiếu kín.
- Câu 23 : Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A Quyền bình đẳng.
B Quyền dân chủ.
C Quyền tố cáo.
D Quyền khiếu nại.
- Câu 24 : Quyền học tập của công dân được quy định trong
A Hiến pháp và pháp luật.
B các văn bản quy phạm pháp luật.
C Hiến pháp và Luật Giáo dục.
D Luật Giáo dục.
- Câu 25 : Pháp luật có đặc trưng là
A tính quy phạm phổ biến.
B tính quyền lực, bắt buộc chung.
C tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D cả 3 đáp án trên
- Câu 26 : Để làm được một chiếc tủ anh A làm mất 3 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra chiếc tủ là 5 giờ. Vậy anh A bán chiếc tủ giá cả tương ứng với mấy giờ?
A 3 giờ.
B 4 giờ.
C 5 giờ.
D 6 giờ.
- Câu 27 : Một người sản xuất mặt hàng A và đem bán ra thị trường. Gía cả mặt hàng này thấp hơn giá trị cá biệt mà họ đầu tư, nếu tiếp tục họ sẽ thua lỗ. Trong khi đó, trên thị trường mặt hàng B có giá cả cao, vì vậy, để sản xuất có lãi họ phải điều chỉnh từ sản xuất mặt hàng A sang sản xuất mặt hàng B theo tín hiệu của giá cả thị trường. Điều này, thể hiện tác động nào của quy luật giá trị trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa?
A Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D Kích thích năng suất lao động tăng lên
- Câu 28 : Quan điểm nào dưới đây là sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A Quyền học tập không hạn chế.
B Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại