Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD năm 2018 - Đề 19...
- Câu 1 : Cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A tuân thủ pháp luật.
B áp dụng pháp luật.
C sử sụng pháp luật.
D thi hành pháp luật.
- Câu 2 : Pháp luật quy định việc giao kết hợp đồng lao động phải được thực hiện theo nguyên tắc
A tự do, bình đẳng, công bằng.
B công bằng, tự nguyện, bình đẳng.
C trực tiếp, chủ động, bình đẳng.
D tự do, tự nguyện, bình đẳng.
- Câu 3 : Tư liệu lao động không chứa đựng yếu tố nào dưới đây?
A Các vật thể chứa đựng, bảo quản.
B Máy móc, nhà xưởng.
C Hoạt động lao động của con người.
D Hệ thống đường xá, bến cảng.
- Câu 4 : Việc làm nào dưới đây không phải là hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
A Phát biểu trực tiếp tại các cuộc họp.
B Thảo luận góp ý kiến xây dựng pháp luật.
C Người dân viết bài gửi đăng báo.
D Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội.
- Câu 5 : Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì bị xử lí như nhau là thể hiện sự bình đẳng về
A trách nhiệm pháp lí.
B quyền và nghĩa vụ.
C trách nhiệm công dân.
D thực hiện pháp luật.
- Câu 6 : Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
A không cho phép làm.
B không bắt buộc làm.
C cho phép làm.
D quy định phải làm.
- Câu 7 : Công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung quyền nào dưới đây?
A Tự do ngôn luận.
B Thảo luận về sự phát triển đất nước.
C Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
D Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Câu 8 : Công dân thực hiện quyền bầu cử theo nguyên tắc nào dưới đây?
A Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B Phổ thông, dân chủ, bình đẳng, trực tiếp.
C Bình đẳng, trực tiếp, không trái pháp luật.
D Dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Câu 9 : Các cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật bằng hình thức nào dưới đây?
A Thi hành pháp luật.
B Tuân thủ pháp luật.
C Sử dụng pháp luật.
D Áp dụng pháp luật.
- Câu 10 : Hành vi đánh người gây thương tích là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về
A đời sống của công dân.
B sức khoẻ của công dân.
C nhân phẩm của công dân.
D danh dự của công dân.
- Câu 11 : Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định, được gọi là
A cung.
B cầu.
C tổng cầu.
D tổng cung.
- Câu 12 : Để trả lời câu hỏi: “Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?” em sẽ sử dụng nội dung nào sau đây của pháp luật?
A Khái niệm pháp luật.
B Vai trò của pháp luật.
C Bản chất của pháp luật.
D Hình thức thực hiện pháp luật.
- Câu 13 : Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thì chức năng nào dưới đây của tiền tệ được thực hiện?
A Tiền tệ thế giới.
B Trao đổi tiền tệ.
C Phương tiện thanh toán.
D Phương tiện lưu thông.
- Câu 14 : Pháp luật được xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của
A Nhà nước.
B Công đoàn.
C Mặt trận Tổ quốc.
D Đảng Cộng sản.
- Câu 15 : Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nội dung bình đẳng giữa ông bà và cháu thể hiện mối quan hệ
A một chiều giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
B hai chiều giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.
C phụ thuộc giữa cháu với ông bà nội, ông bà ngoại.
D ràng buộc giữa tất cả các cháu nội, ngoại đối với ông bà.
- Câu 16 : Hành vi nào dưới đây là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A Tham gia truy bắt tội phạm đang bỏ trốn.
B Tranh luận về phương pháp học tập.
C Bịa đặt, tung tin xấu về người khác.
D Tự ý đọc nhật kí của người khác.
- Câu 17 : Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là giành được
A hợp đồng kinh tế và các đơn đặt hàng.
B ưu thế về khoa học và công nghệ.
C lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
D nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
- Câu 18 : Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật
A cho phép làm.
B cấm không được làm.
C không bắt buộc làm.
D quy định phải làm.
- Câu 19 : Khẳng định nào sau đây là đúng với nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A Không ai được bắt người đang bị truy nã.
B Chỉ công an mới được quyền bắt người.
C Phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt.
D Chỉ công dân mới có quyền bắt người.
- Câu 20 : Quy luật giá trị yêu cầu việc trao đổi hàng hoá trên thị trường phải dựa theo nguyên tắc
A mua và bán.
B ngang giá.
C cạnh tranh.
D cùng giá trị.
- Câu 21 : Nhận được thông tin trong nhà anh Q đang giấu lượng ma túy lớn, ông X trưởng công an xã Y cùng 2 công an viên là anh T và N bất ngờ ập vào khám nhà anh Q. Cùng lúc đó, anh L và S đi ngang qua, nghe tiếng gọi liền chạy vào cùng anh Q ngăn cản hành động của các công an viên. Trong lúc giằng co, anh L đã đẩy anh N ngã gẫy tay, đồng thời làm vỡ một số đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A Ông X, anh L, T.
B Ông X, anh T, N.
C Anh L, S và ông X.
D Anh T, N và L.
- Câu 22 : Do có chuyện hiểu lầm nên anh H và T có xô xát nhẹ. Ông V trưởng công an xã biết chuyện này đã cho người đến bắt anh H và T đưa về trụ sở Ủy ban xã và giam trong phòng kín 13 giờ liền, không được ăn uống và tiếp xúc với gia đình. Trong trường hợp này, những quyền nào dưới đây của anh H và T bị xâm phạm?
A Bất khả xâm phạm về thân thể.
B Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
D Bất khả xâm phạm về thân thể và được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
- Câu 23 : Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Giám đốc công ty bánh kẹo X đã quyết định cho công nhân làm tăng ca để nâng cao sản lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Quyết định đó của công ty X đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây của quy luật cung – cầu?
A Cung cầu tác động lẫn nhau.
B Vai trò của quan hệ cung cầu.
C Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả.
D Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu.
- Câu 24 : Việc anh A thường xuyên mang rau từ nông thôn vào thành phố để bán với giá cả cao hơn là vận dụng đúng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất.
B Làm cho năng suất lao động tăng lên.
C Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
- Câu 25 : Sau khi tốt nghiệp đại học, mặc dù đã tìm được một công việc phù hợp, có thu nhập ổn định nhưng anh P vẫn quyết định lên đường nhập ngũ và đang đóng quân tại một tỉnh biên giới phía Bắc. Việc làm của anh P là thực hiện pháp luật bằng hình thức nào dưới đây?
A Áp dụng pháp luật.
B Tuân thủ pháp luật.
C Thi hành pháp luật.
D Sử dụng pháp luật.
- Câu 26 : Các nhà sản xuất D, G, H, K cùng đưa ra thị trường một loại cặp sách có chất lượng và mẫu mã như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt không giống nhau. Trong tổng số 170 triệu chiếc, nhà sản suất G cung cấp 19 triệu chiếc; D là 121 triệu chiếc, còn lại là do nhà sản xuất H và K cung cấp. Như vậy, giá trị xã hội của loại cặp sách trên được xác định theo thời gian lao động của nhà sản xuất nào dưới đây?
A Nhà sản xuất G.
B Nhà sản xuất D.
C Nhà sản xuất H.
D Nhà sản xuất K.
- Câu 27 : Các hộ kinh doanh trên địa bàn buộc phải tháo dỡ hết mái che, biển báo lấn chiếm vỉa hè sau khi có thông báo của Ủy ban nhân dân phường XP về việc giải tỏa hành lang cho người đi bộ. Trong trường hợp này, đặc trưng nào dưới đây của pháp luật được thực hiện?
A Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C Tính thống nhất về mặt nội dung.
D Tính quy phạm phổ biến.
- Câu 28 : Việc làm nào dưới đây của ông A là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A Tham gia tiếp xúc cử tri tại địa phương.
B Phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan.
C Gửi bài viết cho báo Nhân dân.
D Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
- Câu 29 : Chị P làm công nhân ở công ty VT, do công ty nợ bảo hiểm xã hội nên đã không đóng bảo hiểm đúng thời hạn cho chị. Vì vậy khi chị P bị tai nạn lao động mà không được chi trả chế độ bảo hiểm.Chị P cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A Bản chất của pháp luật.
B Quyền tố cáo của công dân.
C Quyền khiếu nại của công dân.
D Vai trò của pháp luật.
- Câu 30 : Mặc dù đã nhận đủ số hàng hoá theo hợp đồng đã ký kết, nhưng sau 5 tháng kể từ ngày thanh lí hợp đồng mà ông Y vẫn chỉ chuyển cho ông X số tiền bằng một nửa giá trị của lô hàng. Sự chậm trễ đó khiến cho ông X gặp rất nhiều khó khăn về vốn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Trong tình huống này, việc làm của ông Y được xác định là vi phạm nào dưới đây?
A Hành chính.
B Hình sự.
C Kỷ luật.
D Dân sự.
- Câu 31 : Trong di chúc được ông P làm sẵn có ghi rõ sẽ để lại cho con trai trưởng là anh H toàn bộ phần đất đai, nhà cửa; còn số tiền trong sổ tiết kiệm sẽ ủng hộ xây nhà thờ họ. Chị K là con gái ông P đã đi lấy chồng nên không được thừa hưởng tài sản của bố mẹ. Biết được thông tin đó, vợ ông P đã rút tiền tiết kiệm chuyển vào tài khoản cá nhân của chị K để hai mẹ con cho vay lấy lãi. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A Ông P, chị K.
B Vợ chồng ông P.
C Vợ ông P, chị K.
D Vợ chồng ông P, chị K.
- Câu 32 : Phát hiện bạn trai mình là anh X có con với chị K trong khi vẫn đang chuẩn bị tổ chức đám cưới với mình mặc dù được sự can ngăn của người em gái tên M, nhưng chị P cho rằng mình bị lừa dối nên vẫn quyết tâm mua máu có nhiễm HIV của anh H rồi thuê anh N tiêm vào cháu bé. Rất may sự việc chưa tiến hành thì chị K phát hiện khi vô tình nghe H kể chuyện này với một người bạn trong xóm. Ở tình huống trên, hành vi của những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A Anh H, N và chị M.
B Chị K, P và anh X.
C Chị K, M và anh N.
D Anh H, N và chị P.
- Câu 33 : Trên đường đi làm về, anh Q phát hiện anh B và S say rượu đang nằm bên lề đường. Thấy anh S đeo dây chuyền bằng vàng, anh Q liền lấy cho vào túi áo. Vô tình N và H biết được đã bắt giữ Q. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A Anh N và H.
B Anh Q và N.
C Anh Q và H.
D Anh N, Q và H.
- Câu 34 : Ông B được cơ quan cử đi học tập và làm việc tại nước ngoài trong thời gian 3 năm. Sau khi trở về Việt Nam tiếp tục công tác được 2 tháng thì diễn ra kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật thì ông B
A phải bầu cử ở nước ngoài.
B có quyền bầu cử.
C được miễn bầu cử.
D không có quyền bầu cử.
- Câu 35 : Ông N, bố của K đi làm về thấy H đang lấy trộm xe máy nên gọi anh K.Anh K thấy vậy nên đã rủ V trói và đánh H gãy tay. Bà X, vợ ông N thấy vậy liền cởi trói cho H và khuyên chồng cùng con trai dẫn H giao nộp cho công an phường. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A Ông N và bà X.
B Ông N, anh K và V.
C Ông N, bà X, anh K và V.
D Anh K và V.
- Câu 36 : Anh V và chị M mặc dù đã có con trai 4 tuổi. Nhưng gần đây, anh V có quan hệ tình cảm với chị H. Bỏ ngoài tai lời khuyên can nhiều lần của vợ, anh V vẫn công khai mối quan hệ với người tình. Được sự giúp sức của em chồng tên là P, chị M đến nơi làm việc mắng chửi, xúc phạm, lăng mạ và đánh chị H trước nhiều người. Biết chuyện, anh V đã đe dọa sẽ li hôn chị M và lập tức dọn đến ở cùng nhà với chị H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A Mình anh V.
B Vợ chồng V, chị H.
C Chị M, H và P.
D Anh V, chị M.
- Câu 37 : Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông T nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông T cố tình gây rối, bảo vệ UBND xã Y đã mắng chửi và đuổi ông T về nên giữa hai bên xảy ra xô xát. Bảo vệ đã đánh ông T gãy tay và đẩy xe máy của ông xuống hồ làm xe của ông bị hỏng hóc nặng. Trong trường hợp này, bảo vệ UBND xã không vi phạm quyền nào dưới đây?
A Bất khả xâm phạm về tài sản.
B Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
C Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
D Bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 38 : Phát hiện bố rút số tiền lớn ở công ty của gia đình để mua nhà cho người phụ nữ khác, K chán nản thường xuyên đến các vũ trường để giải khuây. Tại đây, K đã bị M dụ dỗ uống rượu say và ép sử dụng ma túy. Biết chuyện, mẹ K lo lắng nên đã đưa 300 triệu đồng cho ông L và Q để chạy học bổng cho con đi du học. Trong trường hợp này, hành vi của người nào dưới đây cần bị tố cáo?
A Bố mẹ K, ông L và Q.
B K, M, Q và ông L.
C Bố mẹ K, M, ông L và Q.
D Mẹ con K ông L và Q.
- Câu 39 : Do thiếu một số giấy tờ trong hồ sơ để làm thủ tục đăng ký kinh doanh, ông M đang chưa biết làm thế nào thì được anh N giới thiệu chị H và chị L làm ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Sau khi thống nhất, ông M phải chuẩn bị 10 triệu đồng trả cho H và L sau khi hoàn thiện hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh. Biết chuyện, anh K lập tức yêu cầu phải nhận được 3 triệu đồng thì sẽ không tố cáo H và L lên cấp trên. Trong trường hợp này, những ai dưới đây vi phạm hành chính?
A Anh N, chị H, L.
B Chị H, L anh K.
C Anh K, N và ông M.
D Ông M, anh K, chị H, L.
- Câu 40 : Vừa đến điểm bầu cử, anh A nhận được điện thoại của đồng nghiệp và phải đi gặp đối tác để thảo luận và kí một hợp đồng kinh tế lớn cho công ty. Vì vậy, anh A viết vội phiếu bầu rồi nhờ chị P bỏ phiếu giúp mình. Thấy chị P đang phân vân, anh H nhanh tay cầm lá phiếu của anh A bỏ luôn vào hòm phiếu trước sự chứng kiến của nhân viên tổ bầu cử là chị M. Trong trường hợp này, việc làm của những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A Chị P và M.
B Anh A và H.
C Chị P, M và anh H.
D Anh A, H và chị P.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại