Đề thi HK1 môn hóa lớp 11 - Trường THPT Chu Văn An...
- Câu 1 : Trong 100 ml dung dịch A có hòa tan 2,24 ml khí HCl (đktc). pH dung dịch là:
A 3,5.
B 3.
C 1,5.
D 2.
- Câu 2 : Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng 95% thì lượng CaCO3 cần là:
A 10,526 tấn.
B 11,11 tấn.
C 9,5 tấn.
D 10 tấn.
- Câu 3 : Một chất Y có tính chất sau:- Không màu, rất độc.- Cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh và sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong. Y là:
A H2.
B CO.
C Cl2.
D CO2.
- Câu 4 : Một dung dịch chứa x mol Na+, y mol Ca2+, z mol HCO3-, t mol Cl-. Hệ thức quan hệ giữa x, y , z, t được xác định là:
A x + 2z = y + 2t.
B z + 2x = y + t.
C x + 2y = z + 2t.
D x + 2y = z + t.
- Câu 5 : Dung dịch bazo mạnh Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4. pH của dung dịch này là:
A 14,3.
B 11.
C 9,3.
D 8,7.
- Câu 6 : Có 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn. Thuốc thử duy nhất để phân biệt ba dung dịch này là
A BaCO3.
B Na2CO3.
C Al.
D Quỳ tím.
- Câu 7 : Khi nung 200 kg đá vôi chứa 10% tạp chất. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 90% thì lượng vôi sống thu được là
A 90,72 kg.
B 10,8 kg.
C 100,8 kg.
D 112 kg.
- Câu 8 : Oxit nào sau đây không tạo muối?
A CO2.
B Mn2O7.
C CO.
D SiO2.
- Câu 9 : Khi bị đau dạ dày do lượng axit HCl trong đó quá cao thì người bệnh thường uống muối:
A NH4HCO3.
B Na2CO3.
C NaCl.
D NaHCO3.
- Câu 10 : Để nhận biết có ion NO3- trong dung dịch ta tiến hành bằng cách lấy dung dịch cho vào ống nghiệm tiếp theo:
A Cho 1 ít H2SO4 đặc và đun nóng.
B Cho 1 ít NaOH và 1 mảnh đồng.
C Cho 1 ít HCl và 1 viên kẽm.
D Cho 1 ít H2SO4 và 1 mảnh đồng nhỏ.
- Câu 11 : Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do
A Trong phân tử N2, có liên kết 3 rất bền vững.
B Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
C Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn có cặp electron chưa tham gia liên kết.
D Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.
- Câu 12 : Chất nào có thể dùng để làm khô khí NH3?
A H2SO4 đặc.
B CaO.
C P2O5.
D CuSO4.
- Câu 13 : Thổi 0,5 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được a mol kết tủa. Giá trị của a là
A 0,15 mol.
B 0,3 mol.
C 0,2 mol.
D 0,35 mol.
- Câu 14 : Trong phòng thí nghiệm N2O được điều chế bằng cách
A cho Al tác dụng với HNO3 loãng.
B cho Al tác dụng với HNO3 đặc, nóng.
C nhiệt phân NH4NO3.
D cho Mg tác dụng với HNO3 loãng.
- Câu 15 : Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M vào 90 ml nước để được dung dịch có pH = 1?
A 10.
B 80.
C 100.
D 20.
- Câu 16 : Chất nào trong các chất sau là chất điện li?
A Nước cất.
B Benzen.
C Axit clohiric.
D Glucozo.
- Câu 17 : Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là
A 1,5M.
B 2M.
C 1M.
D 1,75M.
- Câu 18 : Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch:a) Na2CO3 + HClb) Ca(NO3)2 + H2S
- Câu 19 : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:a) Mg + HNO3 → ? + N2 + ?b) Al + HNO3 → ? + NH4NO3 + ?
- Câu 20 : Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Cu và Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 8,96 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ