Đề kiểm tra giữa học kỳ I (đề số 1) Có lời giải c...
- Câu 1 : Lúc 9 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 1, cách Tuy Hòa 10 km. Việc xác định vị trí ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
A Vật làm mốc.
B Mốc thời gian.
C Chiều dương trên đường đi.
D Thước đo và đồng hồ.
- Câu 2 : Trong trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như là một chất điểm?
A Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
C Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất. a
D Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời.
- Câu 3 : Biết giờ Pa-ri chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ. Chuyến bay của hãng Hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pa-ri (Cộng hoà Pháp) khởi hành vào lúc 20h30min giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Pa-ri lúc 6h30min sáng hôm sau theo giờ Pa-ri. Thời gian máy bay bay từ Hà Nội tới Pa-ri là
A 10h00min.
B 12h00min.
C 27h00min.
D 16h00min.
- Câu 4 : Chọn câu sai.
A Trong chuyển động thẳng đều thì tốc độ trung bình bằng vận tốc trung bình.
B Toạ độ của 1 điểm trên trục 0x có thể dương, âm hoặc bằng không.
C Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
D Giao thừa năm Bính Thân là một thời điểm.
- Câu 5 : Chọn câu sai
A Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị theo thời gian của toạ độ và của vận tốc là những đường thẳng.
B
Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng bao giờ cũng là một đường thẳng xiên góc.
C Đồ thị toạ độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng xiên góc.
D Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng song song với trục 0t.
- Câu 6 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 3t - 8 (x đo bằng km và t đo bằng giờ).Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là bao nhiêu?
A 2km.
B 2km.
C 6km.
D - 6km.
- Câu 7 : Chọn câu sai
A Độ dời là véc tơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của chất điểm chuyển động.
B Chất điểm đi trên một đường thẳng rồi quay về vị trí ban đầu thì có độ dời bằng không.
C Độ dời có độ lớn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
D Độ dời có thể dương hoặc âm.
- Câu 8 : Chọn câu sai? Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều khi
A a > 0 và v0 > 0.
B a > 0 và v0 = 0.
C a < 0 và v0 = 0.
D a < 0 và v0 > 0.
- Câu 9 : Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình: x = 5t + 6 - 0,2t2 với x tính bằng mét, t tính bằng giây. Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm?
A 0,4m/s2; 5m/s.
B 0,4m/s2; 6m/s.
C - 0,4m/s2; 5m/s.
D -0,2m/s2; 5m/s.
- Câu 10 : Chọn câu sai? Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó?
A Có gia tốc không đổi.
B Có độ lớn vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian.
C Có gia tốc trung bình không đổi.
D Có thể lúc đầu chuyển động chậm dần sau đó chuyển động nhanh dần.
- Câu 11 : Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình chuyển động là
A x = x0 + v0t + 0,5.at2.
B x = x0 + vt.
C x = v0 + at.
D x = x0 - v0t + at2/2.
- Câu 12 : Một đoàn tàu đang đi với tốc độ 10m/s thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau khi đi thêm được 64m thì tốc độ của nó chỉ còn 21,6km/h. Gia tốc của đoàn tàu và quãng đường mà đoàn tàu đi thêm được kể từ lúc hãm phanh đến lúc dừng lại là?
A a = 0,5m/s2, s = 100m.
B a = -0,5m/s2, s = 200m.
C a = -0,7m/s2, s = 200m.
D a = -0,5m/s2, s = 100m.
- Câu 13 : Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường S mất 3s. Tìm thời gian vật đi được 8/9 đoạn đường cuối.
A 2s
B 1s
C 1,5s
D 3s
- Câu 14 : Chọn câu sai. Trong chuyển động tròn đều?
A Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn hướng vào tâm.
B Véc tơ vận tốc của chất điểm không đổi.
C Độ lớn của véc tơ gia tốc của chất điểm không đổi.
D Véc tơ gia tốc của chất điểm luôn vuông góc với véc tơ vận tốc.
- Câu 15 : Công thức tốc độ dài; tốc độ góc trong chuyển động tròn đều và mối liên hệ giữa chúng là
A
B
C
D
- Câu 16 : Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tỉ số giữa tốc độ góc của hai kim và tỷ số giữa tốc độ dài của đầu mút hai kim là
A wmin/wh = 1/12; vmin/vh = 1/16.
B wmin/wh = 12; vmin/vh = 16.
C wmin/wh = 1/12; vmin/vh = 1/9.
D wmin/wh = 12; vmin/vh = 9.
- Câu 17 : Hai viên bi sắt được thả rơi tự do cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 10m/s2. Khoảng cách giữa hai viên bi khi viên thứ hai rơi được 1,5s là
A 6,25m.
B 20m.
C 8,75m.
D 11,25m.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do