Đề thi giữa HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường TH...
- Câu 1 : Quyền tự do ngôn luận là
A. một trong các quyền dân chủ của công dân.
B. một trong các quyền tự do cơ bản của công dân.
C. một trong các quyền tự do của công dân.
D. một trong các quyền làm chủ của người dân.
- Câu 2 : L có năng khiếu hát cải lương nên xin gia nhập Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của tỉnh và được tập luyện, biểu diễn phục vụ các dịp lễ hội. Việc tạo điều kiện cho L tham gia đã đảm bảo quyền nào của công dân?
A. Quyền phát triển.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền học tập.
D. Quyền tham gia.
- Câu 3 : Quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước là quyền nào?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
B. Quyền bầu cử và ứng cử.
C. Quyền khiếu nại và tố cáo.
D. Quyền tự do ngôn luận.
- Câu 4 : Sau khi tốt nghiệp THPT Nam đã nộp hồ sơ đăng kí vào ngành Luật của trường Đại học Cần Thơ. Nam đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Công dân có quyền học không hạn chế.
B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Công dân bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 5 : Người đưa thư làm mất thư, hoặc chuyển nhầm cho người khác thì vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền tài sản và quyền nhân thân của công dân.
B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của công dân.
C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
D. Quyền được đảm bảo an toàn, quyền riêng tư của công dân.
- Câu 6 : Việc làm nào sau đây không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử?
A. Tổ bầu cử mang thùng phiếu đến bệnh viện cho bệnh nhân bỏ phiếu.
B. Cử tri tìm hiểu lí lịch người ứng cử.
C. Nhờ người khác viết hộ nhưng tự tay bỏ phiếu.
D. Vận động người thân bỏ phiếu cho mình.
- Câu 7 : Anh B muốn gặp các đại biểu Quốc hội để bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề chính trị ở địa phương nhưng không có điều kiện gặp trực tiếp đại biểu. Vậy, anh B cần phải làm gì?
A. Tụ tập đông người và dùng loa để phát biểu ý kiến.
B. Viết thư gửi cho đại biểu Quốc hội để trình bày ý kiến của mình.
C. Trực tiếp gặp đại biểu Quốc hội để phát biểu ý kiến.
D. Tự ý xông vào nơi diễn ra hội nghị để gặp các đại biểu Quốc hội.
- Câu 8 : Việc sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật là biểu hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền phát triển.
B. Quyền học tập.
C. Quyền dân chủ.
D. Quyền sáng tạo.
- Câu 9 : Quyền nào sau đây đảm bảo cho công dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội?
A. Quyền được bầu cử.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền ứng cử.
D. Quyền tố cáo.
- Câu 10 : Học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin từ sách báo trong thư viện, trên internet, phát thanh học đường và được tham gia các phong trào do Đoàn trường tổ chức. Điều này thể hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền sáng tạo của công dân.
B. Quyền được phát triển của công dân.
C. Quyền vui chơi, giải trí của học sinh.
D. Quyền hưởng thụ của công dân.
- Câu 11 : X, M, K và P cùng học lớp 12, nhưng gia đình của X và M nghèo nên hai bạn quyết định đi làm công nhân sau khi thi tốt nghiệp. Hai bạn K và P làm hồ sơ thi vào hai trường đại học có khả năng lấy điểm chuẩn khác nhau. K học giỏi và đều các môn nên chọn thi vào trường lấy điểm cao. P chọn thi vào trường lấy điểm chuẩn thấp để phù hợp sức học của mình. Kết quả K và P đều trúng tuyển vào trường mình chọn. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền học không hạn chế?
A. K và P.
B. X, M và P
C. X và M.
D. K, P và M.
- Câu 12 : Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
A. chính trị, kinh tế, đời sống của cá nhân.
B. kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân.
C. kinh tế, xã hội, thời sự địa phương.
D. chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Câu 13 : Khi tham gia giao thông ông D bị anh H là cảnh sát giao thông huyện yêu cầu dừng xe và lập biên bản xử phạt với lí do chạy quá tốc độ quy định. Ông D không đồng ý với mức xử phạt được ghi trong biên bản và trao đổi với anh H nhưng không được giải quyết. Trường hợp này nếu ông D muốn khiếu nại thì phải gửi đơn đến đâu cho đúng quy định của pháp luật?
A. Trưởng phòng cảnh sát giao thông huyện.
B. Ban giám đốc công an huyện.
C. Thanh tra giao thông huyện.
D. Cảnh sát đã ra quyết định xử phạt.
- Câu 14 : Việc học tập của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Bình đẳng về thời gian học tập.
C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Bình đẳng giữa các dân tộc.
- Câu 15 : Thông qua quyền bầu cử, ứng cử công dân thực thi hình thức dân chủ nào?
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp.
C. Đại diện.
D. Tập trung.
- Câu 16 : Việc Nhà nước lấy ý kiến của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Luật giáo dục là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước ở
A. phạm vi địa phương.
B. phạm vi cả nước.
C. phạm vi cơ sở.
D. mọi phạm vi.
- Câu 17 : Việc anh H tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước tổ chức chưng cầu ý dân, ta nói anh H đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền kiến nghị của công dân.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
C. Quyền góp ý với cơ quan nhà nước.
D. Quyền được tự do ngôn luận.
- Câu 18 : Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Chị M, anh H và anh K.
B. Anh H, anh K và anh T.
C. Chị M, anh H và ông B.
D. Chị M, anh K và ông B.
- Câu 19 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Công dân có quyền được chăm sóc sức khỏe.
B. Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học.
C. Công dân có quyền học không hạn chế
D. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- Câu 20 : Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện
A. hình thức dân chủ đại diện.
B. hình thức dân chủ tập trung.
C. hình thức dân chủ trực tiếp.
D. hình thức dân chủ gián tiếp.
- Câu 21 : Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Chị T, ông K và anh N.
B. Chị T, ông K và anh P.
C. Chị T, ông K, anh P và anh N.
D. Chị T và ông K.
- Câu 22 : Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là thể hiện công việc nào ở phạm vi cơ sở?
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
C. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
D. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến.
- Câu 23 : Thanh đã sáng tác nhiều bài thơ và được đăng trên báo, tạp chí văn nghệ. Thanh đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền phát triển của công dân.
B. Quyền phát triển năng khiếu.
C. Quyền học tập của công dân.
D. Quyền sáng tạo của công dân.
- Câu 24 : Cô Trần Thị N là giáo viên trường THCS Q, có nhà ở khóm 1 Thị trấn T, huyện X. Thời gian gần đây bà M (là hàng xóm của cô N) phát hiện chồng cô N thường xuyên xử dụng ma túy đá. Bà T muốn báo cáo vụ việc này nhưng không biết phải gửi đơn đến đến cơ quan nào. Trong trường hợp trên em sẽ hướng dẫn bà M gửi đơn đến đâu cho đúng?
A. Công an thị trấn T.
B. UBND thị trấn T.
C. Công an huyện X.
D. Hiệu trưởng trường Q.
- Câu 25 : Bằng cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", nhân dân được thông tin đầy đủ về
A. quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình.
B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. hoạt động của chính quyền cơ sở.
D. chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Câu 26 : Biết con gái mình là chị G có quan hệ tình cảm với anh M, ông K vô cùng bức xúc đã thuê anh V và anh L đến cảnh cáo anh M. Vì anh V cũng thích chị G nên đã cùng anh L lập kế hoạch bắt nhốt anh M trong nhà kho của gia đình để uy hiếp. Chuẩn bị tiến hành thì anh L nhận được điện thoại của người nhà báo mẹ đang đi cấp cứu nên bỏ về trước, chỉ còn anh V thực hiện kế hoạch. Anh M tự thoát khỏi nhà kho, về nhà kể lại mọi chuyện cho bố mẹ nghe. Do thương con nên ông N là bố M và bà T là mẹ M đã đến nhà ông K để nói chuyện, do không kìm chế được, ông N đã đánh ông K khiến ông bị thương. Những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Ông K, anh V và anh L.
B. Ông K, bà T và ông N.
C. Ông K, ông N, bà T và anh V.
D. Ông K, ông N, anh V và anh L.
- Câu 27 : Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng không phân biệt
A. độ tuổi, thời hạn cư trú, nam hay nữ, thành phần gia đình.
B. giới tính, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, thời hạn cư trú.
C. độ tuổi, thành phần gia đình, nam hay nữ.
D. giới tính, dân tộc, trình độ văn hóa, độ tuổi, nghề nghiệp.
- Câu 28 : Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung do pháp luật quy định. Điều này thể hiện
A. quyền sáng tạo của công dân.
B. quyền học tập của công dân.
C. quyền tự do dân chủ của công dân.
D. quyền được phát triển của công dân.
- Câu 29 : Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền bảo đảm cho công dân tham gia vào công việc chung của
A. Nhà nước và xã hội.
B. Tòa án và xã hội.
C. Viện kiểm sát và xã hội.
D. Chính phủ và xã hội.
- Câu 30 : Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo
A. chu đáo và bí mật.
B. an toàn và bí mật.
C. nghiêm túc và bí mật.
D. đầy đủ và bí mật.
- Câu 31 : Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là biểu hiện của quyền nào dưới đây?
A. Học tập không hạn chế.
B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Học thường xuyên, học suốt đời.
D. Học bất cứ ngành nghề nào.
- Câu 32 : Anh L được chị Q cho xem bài luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Thấy nội dung bài luận văn hay và đặc sắc, anh L đã sao chép toàn bộ nội dung bài luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên Đ. Sau đó, học viên Đ tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân.
A. Anh L, chị Q và cô N.
B. Chị Q và học viên Đ.
C. Chị Q và cô N.
D. Anh L và học viên Đ.
- Câu 33 : Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền sáng tạo của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
B. Người bị pháp luật hạn chế quyền công dân thì không được sáng tạo.
C. Người đang thi hành án phạt tù có quyền được sáng tạo.
D. Học sinh được tham gia các cuộc thi khoa học kĩ thuật.
- Câu 34 : Trường hợp bắt người khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị
A. có ý định thực hiện tội phạm.
B. thực hiện tội phạm nghiêm trọng.
C. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
D. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.
- Câu 35 : Phát hiện bố buôn bán chất cấm H buồn bã nên đến quán bar uống rượu. Tại đây H đã gặp Q và N, thấy H say rượu Q đã ép quan hệ và sử dụng ma túy rồi quay clip. N đã sử dụng clip này để yêu cầu mẹ H phải trả tiền mua lại, bực tức vì sợ chuyện xấu của con bị phát tán, mẹ H đã nhờ K chặn đường đánh N và lấy điện thoại để xóa clip. Trường hợp này hành vi của những ai cần bị tố cáo?
A. Cha mẹ H, Q, N.
B. Cha H, Q, N, K.
C. Cha mẹ H, Q, N, K.
D. H, Q, N, K.
- Câu 36 : Công dân được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe, được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là biểu hiện của quyền
A. học tập của công dân.
B. dân chủ của công dân.
C. phát triển của công dân.
D. sáng tạo của công dân.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại