Đề kiểm tra chương 3 Quang học- Vật lý 9- Đề 1
- Câu 1 : Về phương diện quang học, cấu tạo của mắt KHÔNG có yếu tố nào dưới đây?
A Thấu kính mắt là thấu kính hội tụ và có thể thay đổi tiêu cự được.
B Màng lưới là màn hứng ảnh có các tế bào nhạy sáng.
C Cơ điều khiển thể thủy tinh là cơ vòng.
D Thấu kính mắt là một khối chất trong suốt có dạng thấu kính lồi.
- Câu 2 : Để ảnh của vật luôn hiện rõ lên võng mạc khi vật từ xa tiến lại gần thì mắt phải
A tăng độ cong của thể thủy tinh.
B giảm độ cong của thể thủy tinh.
C tăng khoảng cách từ thể thủy tinh tới võng mạc.
D giảm khoảng cách từ thể thủy tinh tới võng mạc.
- Câu 3 : Điểm cực cận của mắt
A là điểm gần mắt nhất để mắt thấy được vật đặt tại đó.
B là điểm gần mắt nhất trên trục của mắt để mắt thấy được vật đặt tại đó.
C là điểm gần mắt nhất trên trục của mắt để vật đặt tại đó cho ảnh trên màng lưới.
D là điểm gần mắt nhất trên trục của mắt để mắt thấy được vật đặt tại đó hoặc là điểm gần mắt nhất trên trục của mắt để vật đặt tại đó cho ảnh trên màng lưới.
- Câu 4 : Khoảng nhìn rõ của mắt là
A phạm vi mắt quan sát được vật.
B khoảng cách từ điểm cực viễn đến điểm cực cận.
C khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.
D khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.
- Câu 5 : Chọn phát biểu SAI?Khi quan sát một vật đặt tại điểm cực cận của mắt thì:
A thể thủy tinh dẹp hết cỡ
B thể thủy tinh phồng cực đại.
C mắt phải điều tiết tối đa.
D tiêu cự của thể thủy tinh là nhỏ nhất.
- Câu 6 : Chọn phát biểu SAI? Khi quan sát một vật đặt tại điểm cực viễn của mắt thì:
A thể thủy tinh dẹp hết cỡ
B thể thủy tinh phồng cực đại.
C tiêu cự của thủy tinh thể đạt giá trị cực đại.
D mắt quan sát được lâu mà không bị mỏi.
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là đúng về mắt cận thị?
A Có thể nhìn rõ các vật ở xa.
B Không thể nhìn rõ các vật ở gần.
C Thể thủy tinh phồng hơn so với mắt người bình thường.
D Cách khắc phục tật cận thị rất phức tạp.
- Câu 8 : Phát biểu nào sau đây về mắt cận thị là SAI?
A Mắt cận nhìn các vật ở xa không rõ như mắt bình thường.
B Khi không điều tiết, mắt chỉ có thể quan sát được rõ những vật ở gần.
C Mắt cận nhìn mọi vật luôn phải điều tiết.
D Điểm cực cận của mắt cận rất gần mắt.
- Câu 9 : Một người có khoảng cực cận là 10cm và khoảng cực viễn là 50cm. Người này phải đeo kính cận để có thể nhìn được những vật ở rất xa. Thấu kính nào dưới đây là phù hợp nhất?
A Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm.
B Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 50cm.
C Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 30cm.
D Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 60cm.
- Câu 10 : Quan sát một vật qua kính lão, ta sẽ thấy:
A một ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật.
B một ảnh cùng chiều, lớn hơn vật.
C một ảnh ngược chiều, nhỏ hơn vật.
D một ảnh ngược chiều, lớn hơn vật.
- Câu 11 : Mắt lão thị KHÔNG CÓ đặc điểm nào sau đây
A Điểm cực cận xa mắt.
B Cơ mắt yếu.
C Thủy tinh thể quá mềm.
D Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.
- Câu 12 : Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về kính lúp?
A là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ;
B là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương;
C có tiêu cự lớn
D tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.
- Câu 13 : Người ta sử dụng kính lúp để
A phóng to hình ảnh cần quan sát
B làm thay đổi khoảng cách từ mắt tới hình ảnh mà mắt quan sát.
C làm tăng kích thước của vật.
D làm tăng khoảng nhìn rõ của mắt.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn