Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 năm 2019 Trường...
- Câu 1 : Ông A tuyên bố, ông và các cộng sự vừa tạo ra một loại thuốc có thể chữa trị được ung thư. Ông cũng thông báo rằng tác dụng và hiệu quả của loại thuốc mới này sẽ được chứng minh sau khi tiến hành thực nghiệm trên cơ sở người bệnh trong những năm tới đây. Em đồng ý với nhận xét nào sau đây về việc làm của nhà khoa học A?
A. Phát minh của ông A chưa được thực tiễn kiểm nghiệm.
B. Ông A đã nghiên cứu thành công.
C. Ông A đã nghiên cứu rất thành công.
D. Ông đã chứng minh được lập luận của mình.
- Câu 2 : Để tồn tại và phát triển con người cần có cái ăn, ở, mặc và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người phải lao động để
A. thỏa mãn nhu cầu khám phá thiên nhiên
B. thỏa mãn ý muốn làm chủ thiên nhiên
C. tạo ra sự công bằng trong xã hội.
D. tạo ra của cải nuôi sống xã hội
- Câu 3 : Chủ cơ sở chế biến cà phê Z đã trộn hóa chất không được phép vào sản phẩm của mình để bán ra thị trường. Hành vi này của chủ cơ sở cà phê Z vi phạm
A. nghĩa vụ, pháp luật
B. nội quy, đạo đức.
C. đạo đức, nghĩa vụ
D. pháp luật, đạo đức
- Câu 4 : Với vai trò là chủ thể của lịch sử, con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là
A. nhân tố quyết định.
B. trung tâm vũ trụ
C. ưu tiên hàng đầu
D. mục tiêu phát triển
- Câu 5 : Ông M đi đúng làn đường của mình và đã bị ông K va chạm làm ông M bị thương nặng, sau đó ông K bỏ chạy. Theo em, trong trường hợp này hành vi của ông K đã vi phạm về gì?
A. Lương tâm và nghĩa vụ.
B. Nhân phẩm và danh dự.
C. Đạo đức và trách nhiệm.
D. Pháp luật và đạo đức.
- Câu 6 : Sau khi nuôi người con trai duy nhất khôn lớn và lấy vợ cho con xong, bà M quyết định bán ngôi nhà mình đang ở để lấy tiền cho con. Sau khi bán nhà, bà dọn về ở với vợ chồng người con trai. Hằng ngày, người con dâu thường to tiếng quát nạt bà M. Mỗi khi ốm đau, bà M phải tự chăm sóc bản thân, nhiều khi bà còn bị người con trai bỏ đói mấy ngày liền. Theo em, những ai dưới đây vi phạm về đạo đức?
A. Con trai bà M.
B. Con trai và con dâu.
C. Bà M, con trai và con dâu.
D. Bà M, con dâu.
- Câu 7 : Thấy chị H có hoàn cảnh khó khăn, anh T thường xuyên giúp đỡ. Biết chuyện, chị U đã nói xấu chị H và anh T trên trang cá nhân của mình. Anh T đến nhà chị U để nói chuyện thì bị chị U tiếp tục xúc phạm nên anh đã nhờ anh K đánh chị U bị bầm tím. Sau đó, anh T nhờ bà S đưa chị U đến bệnh viện. Hành vi của những ai dưới đây vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?
A. Anh T, bà S và chị U.
B. Anh T, anh K và chị U.
C. Anh T và chị H
D. Anh T và anh K.
- Câu 8 : Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở
A. cá thể.
B. con người
C. tự nhiên.
D. thiên nhiên
- Câu 9 : Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và
A. sự tự ái
B. vũ trụ.
C. thiên nhiên.
D. tinh thần
- Câu 10 : Nguồn gốc của sự đấu tranh giai cấp là do có
A. thú vui mới ở con người.
B. đời sống hạnh phúc.
C. sự áp bức bất công
D. ý muốn của một số người
- Câu 11 : Theo em câu ca dao, tục ngữ: "Ngọc nát hơn ngói lành" nói lên phạm trù đạo đức nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ.
B. Hạnh phúc.
C. Nhân phẩm
D. Lương tâm.
- Câu 12 : Khi con người đầu tiên xuất hiện thì lịch sử xã hội
A. cũng bắt đầu
B. phát triển nhanh
C. sắp diễn ra.
D. đã phát triển
- Câu 13 : Sau khi giúp A giải bài toán, B thấy lòng rất vui. Vậy đó là trạng thái nào dưới đây của lương tâm?
A. Bất cần.
B. Tự tin
C. Cắn rứt
D. Thanh thản.
- Câu 14 : Để tồn tại và phát triển con người phải
A. tích cực suy nghĩ
B. lao động sản xuất.
C. đoàn kết với nhau
D. xây dựng nhà cửa
- Câu 15 : Người có nhân phẩm thường những có nhu cầu vật chất và tinh thần:
A. phong phú.
B. đơn giản
C. rất lớn.
D. lành mạnh.
- Câu 16 : Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo
A. xã hội.
B. con người
C. lí luận.
D. tự nhiên.
- Câu 17 : Xây dựng một xã hội mà ở đó tất cả mọi người được sống trong tự do và hạnh phúc là khát vọng
A. của cha ông chúng ta
B. của một số ít người.
C. ngàn đời của nhân loại.
D. ngàn thu của con người
- Câu 18 : Đến hạn trả nợ theo hợp đồng mà chị V vẫn chưa trả tiền vay cho mình nên chị H đã nhờ anh K đánh chị V bị gãy tay. Biết chuyện, chồng chị V là anh T đã yêu cầu chị H phải chịu trách nhiệm trong thời gian vợ mình nằm viện nhưng bị chị H từ chối. Hành vi của những ai dưới đây vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?
A. Chị H và anh K.
B. Chị H, anh K và anh T.
C. Chị V, chị H và anh K
D. Chị V và anh T
- Câu 19 : Lịch sử loài người được bắt đầu khi con người biết
A. ăn chín, uống sôi.
B. chế tạo công cụ lao động.
C. sử dụng cung tên và lửa.
D. làm nhà để ở.
- Câu 20 : Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp cho lịch sử xã hội loài người
A. phát triển vượt bậc.
B. hình thành và phát triển.
C. xuất hiện ngay nhà nước.
D. chuyển sang nền văn minh.
- Câu 21 : Bạn S nói với bạn T rằng ông bà mình ngày xưa có câu ca dao, tục ngữ: "Con cái giỏi giang, vẻ vang cha mẹ". Vậy bạn S đã nói lên phạm trù đạo đức nào nào dưới đây?
A. Hạnh phúc.
B. Danh dự.
C. Lương tâm.
D. Nghĩa vụ
- Câu 22 : Đối với con người, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động
A. vô nghĩa
B. đặc trưng
C. lúc nông nhàn
D. không quan trọng.
- Câu 23 : Lợi dụng lúc chị H không để ý, chị Y đã lấy trộm của chị H năm trăm ngàn đồng. Sau đó, biết chuyện chị H đã phải rất cực khổ để có được số tiền ấy nên chị Y thấy có lỗi nên đã bí mật trả lại cho chị H. Cảm giác có lỗi của chị Y là trạng thái nào sau đây của lương tâm?
A. Thanh thản.
B. Tự tin
C. Bất cần.
D. Cắn rứt
- Câu 24 : Hạnh phúc của từng cá nhân là cơ sở của:
A. sự ổn định xã hội.
B. hạnh phúc xã hội.
C. hạnh phúc gia đình.
D. sự phát triển xã hội.
- Câu 25 : Anh T đang điều khiển xe mô tô đúng luật thì bị chị V đi ngược đường một chiều va chạm. Chị V dù bị ngã nhưng không có chấn thương nên anh T bỏ mặc chị V nằm đó. Hành vi của chị V vi phạm
A. quy chế
B. đạo đức
C. pháp luật
D. nội quy.
- Câu 26 : Bị ông T giám đốc sa thải do thường xuyên đi muộn, bà G đã tung tin ông T có quan hệ bất chính với cô V thư kí trên trang cá nhân. Biết chuyện, ông T đã nhờ anh S dọa bà G để buộc bà gỡ bỏ bài viết. Do bà G lớn tiếng thách thức nên anh S đã đánh bà G gãy tay. Hành vi của những ai dưới đây vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?
A. Ông T, anh S và cô V
B. Bà G, ông T và anh S.
C. Bà G và ông T.
D. Ông T và anh S.
- Câu 27 : Xã hội có sự áp bức bất công, mất bình đẳng, tự do khi
A. xuất hiện xã hội nguyên thủy.
B. có tình trạng độc quyền
C. có sự phân chia giai cấp.
D. xuất hiện những tập đoàn lớn
- Câu 28 : Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị văn hoá tinh thần và
A. vật chất
B. hiện tượng tự nhiên
C. cảnh quan thiên nhiên
D. sinh vật.
- Câu 29 : Theo em, việc làm nào sau đây là vì con người?
A. tiêm chủng cho trẻ em
B. buôn bán ma tuý.
C. khai thác rừng phòng hộ.
D. phá rừng để khai hoang
- Câu 30 : Sau khi lừa được 200 triệu đồng của bạn mình, anh S mang số tiền đó đi giúp đỡ những người nghèo khổ, những người lang thang cơ nhỡ và trẻ em khuyết tật. Hành vi của anh S là vi phạm về?
A. Đạo đức.
B. Pháp luật, đạo đức.
C. Nhâm phẩm.
D. Pháp luật.
- Câu 31 : Nhằm tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội, con người đã phải không ngừng thực hiện hoạt động nào dưới đây?
A. lao động
B. chiến tranh.
C. . lí luận
D. cổ động
- Câu 32 : Chị H bắt trộm gà của người khác. Chị H vi phạm
A. nghĩa vụ, pháp luật.
B. nội quy, đạo đức.
C. pháp luật, đạo đức
D. đạo đức, nghĩa vụ
- Câu 33 : Sự vật, hiện tượng nào sau đây không phải do con người sáng tạo ra?
A. Kinh thành Huế.
B. Vịnh Hạ Long.
C. Thánh địa Mĩ Sơn.
D. Phố Cổ Hội An
- Câu 34 : Anh H 20 tuổi và cô Y 15 tuổi yêu nhau và cả hai tự nguyện đến với nhau và sống với nhau như vợ chồng. Sau khi bị gia đình cô Y phát hiện thì anh H bỏ đi . Theo em, trong trường hợp trên hành vi của anh H vi phạm về gì?
A. H không vi phạm gì hết.
B. H vi phạm quyền của công dân.
C. H vi phạm quan hệ hôn nhân.
D. H vi phạm đạo đức và pháp luật.
- Câu 35 : Trên đường đi làm, anh V chở vợ là chị H thấy bà S bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh, lo sợ bị hiểu nhầm là người gây tai nạn nên hai vợ chồng anh lập tức bỏ đi. Ông K khi thấy bà S nằm bất tỉnh đã gọi điện cho anh U cảnh sát giao thông đến giải quyết vụ việc và đưa bà S vào bệnh viện. Biết bà S đã tỉnh lại, chị Y người gây tai nạn cho bà S mới đến công an khai nhận sự việc. Hành vi của những ai dưới đây vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật?
A. Anh V và chị Y
B. Chị Y, ông K và anh U.
C. Anh V, chị Y và chị H.
D. Anh V và chị H.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội