Đề thi thử THPT QG năm 2018-2019 môn GDCD trường T...
- Câu 1 : Anh A lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của nhà hàng xóm đã đột nhập vào nhà lấy cắp một số vật dụng có giá trị. Hành vi của anh A không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 2 : Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Việc làm của cảnh sát giao thông đã thể hiện thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm xã hội.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính quyền lực, bắt buộc.
- Câu 3 : Trường hợp nào dưới đây được khám chỗ ở của một người theo quy định của pháp luật?
A. Khi bắt người phạm tội quả tang.
B. Khi cần bắt người đang bị truy nã.
C. Khi người đó vừa thực hiện hành vi phạm tội.
D. Khi xác nhận người đã thực hiện tội phạm.
- Câu 4 : Ông T luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời việc kê khai nộp thuế điện tử theo quy định cho công ty của mình. Việc làm đó của ông T thể hiện sự bình đẳng của công dân về
A. quyền lợi.
B. nghĩa lí.
C. nghĩa vụ.
D. pháp lí.
- Câu 5 : Công dân có thể viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chủ trương, chính sách của nhà nước là quyền tự do
A. chính trị.
B. phán quyết.
C. ngôn luận.
D. thân thể.
- Câu 6 : Chị N là lãnh đạo cơ quan chức năng đã tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông K và ông O. Do nhận của ông K năm mươi triệu đồng nên chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông O theo yêu cầu của ông K. Sau đó, chị N cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông K. Phát hiện anh V và chị N làm việc này, ông O tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm nên uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông K, ông O, chị N và anh V.
B. Ông K, ông O và chị N.
C. Ông K, anh V và chị N.
D. Chị N, ông O anh và anh V.
- Câu 7 : Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của anh H, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của anh H, anh B đã đem lời chửi bới anh S. Anh S bức xúc rủ thêm các anh K, M, N chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 30%. Những ai dưới đây xâm phạm quyền do cơ bản của công dân ?
A. Anh H, anh K và anh S, anh N.
B. Anh M, anh N và anh H, anh S.
C. Anh B, anh N và anh H anh K, anh M.
D. Anh B, anh S, anh K, anh M và anh N.
- Câu 8 : Anh X mượn xe máy của chị Q chở bạn gái đi chơi, do thua cá độ, anh X đã mang xe của chị Q đi bán lấy tiền. Anh X vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỉ luật.
- Câu 9 : Nội dung nào dưới đây không phải là dấu hiệu của vi phạm pháp luật?
A. Do người có thẩm quyền thực hiện.
B. Là hành vi trái pháp luật.
C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
- Câu 10 : Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm số vàng của gia đình mình nên đã báo với ông an xã. Do có việc đột xuất nên anh Q yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà anh H khám xét. Do cố tình ngăn cản nên anh H bị ông N và anh M khống chế giải về trụ sở công an xã giam giữ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh M và ông N.
B. Anh M và anh Q.
C. Anh M, anh Q và ông N.
D. Anh Q và ông N.
- Câu 11 : Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của tôn giáo?
A. Là hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
B. Có quan niệm giáo lí.
C. Có hình thức lễ nghi.
D. Là hình thức mê tín có tổ chức.
- Câu 12 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
B. Đưa pháp luật vào đời sống của người dân trên toàn xã hội.
C. Chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện pháp luật.
D. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.
- Câu 13 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong lao động?
A. Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, cho vay vốn lãi suất thấp.
B. Có ưu đãi đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
C. Người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được ưu đãi.
D. Thu hút và sử dụng người lao động là người dân tộc thiểu số.
- Câu 14 : Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn là trường hợp bắt
A. bị can, bị cáo.
B. người khẩn cấp.
C. người có lệnh truy nã.
D. người phạm tội quả tang.
- Câu 15 : Trong đợt tiếp xúc với cử tri thành phố X, ông G đã bày tỏ quan điểm của mình về quy trình bổ nhiệm nhân sự. Ông G đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Xử lý thông tin.
B. Quản lý nhà nước.
C. Độc lập phán quyết.
D. Tự do ngôn luận.
- Câu 16 : Chị A đã xem tin nhắn của con gái và thấy con thường xuyên có nhắn tin yêu đương với K là thanh niên hư hỏng trong làng. Chị A đưa cho chồng là anh T xem. Tức giận, anh T đánh con gái, đập nát điện thoại. Đồng thời, anh T còn thuê anh Y đánh K để cảnh cáo. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Anh T và anh Y.
B. Chị A, anh Y.
C. Anh Y và K.
D. Chị A và anh T.
- Câu 17 : Khi thực hiện bình đẳng trong kinh doanh, mọi công dân đều có quyền
A. Lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh.
B. mở rộng sản xuất kinh doanh theo ý của mình.
C. thay đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh.
D. tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
- Câu 18 : Anh H và anh K là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty Z. Anh H có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm nên đã mang lại hiệu quả cao cho công ty. Bởi vậy, anh H được giám đốc tăng lương sớm. Giám đốc công ty Z đã thực hiện đúng nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và nữ.
D. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi lao động.
- Câu 19 : Dân tộc trong quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu theo nghĩa nào dưới đây?
A. Là một quốc gia dân tộc.
B. Là bộ phận dân cư quốc gia.
C. Là một bộ phận tộc người.
D. Là một cộng đồng dân cư.
- Câu 20 : Cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác dù họ là nam hay nữ, người đã thành niên hay chưa thành niên là nội dung của hành vi nào dưới đây?
A. Xâm phạm về danh dự nhân phẩm.
B. Xâm phạm thân thể người khác.
C. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe.
D. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.
- Câu 21 : Nội dung nào dưới đây không thuộc trường hợp được phép bắt người khẩn cấp?
A. Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của người nào đó có dấu vết của tội phạm.
B. Viện kiểm sát và Tòa án ra lệnh bắt bị can bị cáo để tạm giam khi có căn cứ.
C. Có căn cứ cho rằng người đó chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng.
D. Có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Câu 22 : Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích của cạnh tranh?
A. Khai thác nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
B. Khai thác tối đa mọi tiềm năng sáng tạo của con người.
C. Khai thác ưu thế về khoa học và công nghệ.
D. Khai thác thị trường, nơi đầu tư.
- Câu 23 : Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa được thị trường thừa nhận khi
A. mang hàng hóa ra thị trường bán.
B. mang hàng hóa ra thị trường bán và bán được.
C. cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
D. cung ứng được hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng.
- Câu 24 : Tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất là
A. tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Câu 25 : Sản xuất của cải vật chất quyết định
A. hoàn thiện nhân cách con người.
B. mọi hoạt động của xã hội.
C. tồn tại của xã hội.
D. đời sống tinh thần của xã hội.
- Câu 26 : Anh C kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên mẹ anh là bà G đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D đã li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ sổ tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh C, chị D và chị H.
B. Chị H, bà G và anh C.
C. Anh C, chị D và bà G.
D. Bà G, anh C, bà T và chị H.
- Câu 27 : Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được hiểu là
A. được Nhà nước ban hành.
B. được diễn đạt chính xác, một nghĩa.
C. mang tính xã hội sâu sắc.
D. ý chí của Nhà nước được thể hiện rõ ràng.
- Câu 28 : Biết mình không đủ điều kiện nên anh S lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ để đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó, anh S trực tiếp quản lý và bán hàng. Anh S đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
B. Tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
C. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
D. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
- Câu 29 : Ông A làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Làm xong, ông lục túi thì thấy mất 200.000 đồng. Ông A nghi ngay cho V là đứa trẻ hàng xóm lấy trộm. Ông A xông vào nhà V bắt V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V nhận đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bảo hộ nhân phẩm, danh dự.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 30 : Do mâu thuẫn nên trên đường đi học về K rủ H và V đánh P. Nhìn thấy P, K đã đuổi theo và đánh P bị thương tích nặng. Trong lúc tự vệ, không may P vung tay đập phải tay K chảy máu. H, V đứng ngoài xem và cổ vũ, thấy P nằm im V cầm gậy đập nát xe máy điện của P còn H đe dọa giết P nếu P báo với gia đình, nhà trường hoặc cơ quan công an. Những ai dưới đây đã vi phạm hình sự?
A. K và V.
B. K và P.
C. K và H, V.
D. K, H và P.
- Câu 31 : Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động, hợp đồng lao động, giữa lao động nam và nữ là
A. bình đẳng giữa lao động nam và nữ.
B. bình đẳng về hợp đồng lao động.
C. bình đẳng trong lao động.
D. bình đẳng về quyền lao động.
- Câu 32 : Hai vợ chồng anh M và chị H cùng làm việc trong công ty VP. Vì con hay đau ốm, anh M đã bắt chị H nghỉ việc chăm con và lo cho gia đình. Chị M cho rằng con là trách nhiệm cả 2 vợ chồng nên bảo chồng cùng thay nhau xin nghỉ để chăm sóc con và chị không nghỉ việc. Nghe con dâu nói vậy, mẹ anh M đã tác động để Giám đốc công ty VP đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Anh M, chị H.
B. Mẹ con anh M.
C. Mẹ con anh M, giám đốc công ty VP.
D. Vợ chồng anh M, giám đốc công ty VP.
- Câu 33 : Nội dung nào sau đây không thuộc quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vườn được ghi tên của cả vợ và chồng.
B. Phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng được giảm giờ lao động trong một ngày.
C. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các cháu.
D. Phân chia tài sản thừa kế bằng nhau giữa con đẻ và con nuôi.
- Câu 34 : Thi hành pháp luật là việc các cá nhân tổ chức
A. thực hiện các nghĩa vụ.
B. không làm những gì pháp luật cấm.
C. sử dụng quyền của mình.
D. làm những gì mà pháp luật cấm.
- Câu 35 : Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em C để lục soát nên bị chị G là mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh D, chị M, bà T.
B. Chị G, anh D.
C. Bà T, chị G, anh D, chị M
D. Bà T, chị M.
- Câu 36 : Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Hợp đồng dân sự.
B. Hợp đồng lao động.
C. Hợp đồng thuê tài sản.
D. Hợp đồng kinh tế.
- Câu 37 : Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm, tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng; đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, ....là nội dung của quyền bình đẳng
A. trong kinh doanh.
B. hợp đồng lao động.
C. quyền lao động.
D. giữa lao động nam và nữ.
- Câu 38 : Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Chủ động tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của mình.
B. Chủ động đấu tranh tố giác hành vi phạm tội.
C. Thường xuyên tuyên truyền pháp luật cho mọi người.
D. Thường xuyên hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại