Trắc nghiệm GDCD 12 Quyền bình đẳng giữa các dân t...
- Câu 1 : Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ là quyền bình đẳng giữa các
A. cá nhân
B. tổ chức
C. tôn giáo
D. dân tộc
- Câu 2 : Nguyên tắc tôn trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là
A. các bên cùng có lợi.
B. bình đẳng
C. đoàn kết giữa các dân tộc
D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
- Câu 3 : Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. xã hội
- Câu 4 : Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng về văn hóa
B. Bình đẳng về giáo dục
C. Bình đẳng về ngôn ngữ
D. Bình đẳng giữa các dân tộc
- Câu 5 : Công dân được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận góp ý các vấn đề chung của đất nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. xã hội
- Câu 6 : Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được tham gia bầu cử, ứng cử là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. xã hội
- Câu 7 : Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thế hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. xã hội
- Câu 8 : Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện để các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. giáo dục
- Câu 9 : Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. phong tục
- Câu 10 : Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc thiểu số đối với tiếng nói chữ viết của mình thì
A. không được dùng
B. tùy lúc mà được dùng
C. có quyền dùng
D. phải xin phép mới được dùng
- Câu 11 : Một trong các nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
A. đều có số đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước
B. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương
C. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước
D. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước
- Câu 12 : Những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy là nội dung bình đẳng về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. chính trị
D. thể thao
- Câu 13 : Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
A. bình đẳng, các bên cùng có lợi
B. đoàn kết giữa các dân tộc
C. đảm bảo lợi ích của thiểu số
D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
- Câu 14 : Số lượng các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là
A. 54
B. 55
C. 56
D. 57
- Câu 15 : Dân tộc được hiểu theo nghĩa, là
A. một bộ phận dân cư của quốc gia
B. một dân tộc thiểu số
C. một dân tộc ít người
D. một cộng đồng có chung lãnh thổ
- Câu 16 : Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập, quyền này thề hiện các dân tộc được bình đẳng về
A. kinh tế
B. văn hóa
C. giáo dục
D. xã hội
- Câu 17 : Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế
B. chính trị
C. văn hóa
D. giáo dục
- Câu 18 : Nội dung quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc là các dân tộc có quyền
A. dùng tiếng nói, chữ viết, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình
B. tự do ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hoá của mình
C. dùng tiếng địa phương, lưu giữ các giá trị, truyền thống văn hoá của mình
D. dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình
- Câu 19 : Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không trái với nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chính trị
B. Bình đẳng về kinh tế
C. Bình đẳng về văn hóa
D. Bình đẳng về giáo dục
- Câu 20 : Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của vấn đề nào sau đây?
A. Đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết giữa các dân tộc
B. Sự thống nhất giữa văn minh và nhân đạo
C. Đảm bảo quyền năng của công dân
D. Định hướng cho con người phát triển toàn diện
- Câu 21 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
B. Bình đẳng về chính trị
C. Bình đẳng về xã hội
D. Bình đẳng về kinh tế
- Câu 22 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?
A. Các dân tộc đều được tham gia các thành phần kinh tế
B. Các dân tộc đều được vay vốn ngân hàng
C. Những dân tộc ở vùng sâu vùng xa được Nhà nước quan tâm hơn trong phát triển kinh tế
D. Những dân tộc ở vùng thuận lợi mới được quan tâm hơn trong phát triển kinh tế
- Câu 23 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?
A. Các dân tộc đều được bầu cử, ứng cử
B. Các dân tộc đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội
C. Các dân tộc đều được góp ý các vấn đề chung của cả nước
D. Các dân tộc đều được vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế
- Câu 24 : Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của chính phủ còn có tên gọi khác là
A. Chương trình 134
B. Chương trình 135
C. Chương trình 136
D. Chương trình 138
- Câu 25 : Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn còn có tên gọi là
A. Chương trình 134
B. Chương trình 135
C. Chương trình 136
D. Chương trình 138
- Câu 26 : Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc
B. Bình đẳng giữa các địa phương
C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư
D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội
- Câu 27 : Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng
A. giữa các dân tộc
B. giữa các công dân
C. giữa các vùng, miền
D. trong công việc chung của nhà nước
- Câu 28 : Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. chính trị
C. văn hóa, giáo dục
D. xã hội
- Câu 29 : Những chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. chính trị
C. văn hóa, giáo dục
D. xã hội
- Câu 30 : Quan điểm nào sau đây không đúng về thái độ đối với phong tục, tập quán và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc?
A. Không được sử dụng
B. Luôn được phát huy
C. Khuyến khích phát triển
D. Nhà nước tạo điều kiện phát triển
- Câu 31 : Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn sinh sống đã được Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?
A. Bình đẳng giữa các vùng miền
B. Bình đẳng giữa các tôn giáo
C. Bình đẳng giữa các dân tộc
D. Bình đẳng giữa các công dân
- Câu 32 : N là người dân tộc thiểu số được cộng 1.5 điểm ưu tiên trong xét tuyển vào đại học. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế
B. chính trị
C. văn hóa, giáo dục
D. xã hội
- Câu 33 : Tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh A, Ban Giám hiệu nhà trường khuyến khích học sinh hát những bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về
A. chính trị
B. văn hóa
C. kinh tế
D. giáo dục
- Câu 34 : Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Văn hóa
D. Giáo dục
- Câu 35 : Sau giờ học trên lớp, X (dân tộc Kinh) giảng bài cho Y (dân tộc Ê- đê). Hành vi của X thể hiện
A. quyền tự do, dân chủ
B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc
C. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc
D. sự tương thân tương ái
- Câu 36 : Trong ngày hội đoàn kết các dân tộc, để thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mình, em sẽ lựa chọn trang phục nào sau đây để tham dự?
A. Trang phục truyền thống của dân tộc mình
B. Trang phục truyền thống của dân tộc khác
C. Trang phục hiện đại
D. Trang phục theo ý thích cá nhân của mình
- Câu 37 : Vừa qua chị X (người dân tộc Khơ-me) được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy những điệu múa truyền thống cho con em đồng bào dân tộc mình. Nếu là người dân tộc Khơ-me, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Ủng hộ, đồng tình với việc này
B. Không quan tâm đến
C. Tùy theo ý người khác để quyết định
D. Tham gia nhưng yêu cầu được trả công
- Câu 38 : Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều này nói lên điều gì của bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Ý nghĩa
B. Nội dung
C. Điều kiện
D. Bài học
- Câu 39 : Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa các dân tộc. Mọi hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh. Điều này nhằm đảm bảo
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc
B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
C. quyền bình đẳng giữa các quốc gia
D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số
- Câu 40 : Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là
A. tôn giáo
B. tín ngưỡng
C. cơ sở tôn giáo
D. hoạt động tôn giáo
- Câu 41 : Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất.... được gọi chung là
A. các cơ sở vui chơi
B. các cơ sở họp hành tôn giáo
C. các cơ sở truyền đạo
D. các cơ sở tôn giáo
- Câu 42 : Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên như thánh thần, chúa trời là
A. tôn giáo
B. tín ngưỡng
C. cơ sở tôn giáo
D. hoạt động tôn giáo
- Câu 43 : Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo là
A. tôn giáo
B. tín ngưỡng
C. cơ sở tôn giáo
D. hoạt động tôn giáo
- Câu 44 : Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo là
A. tôn giáo
B. tín ngưỡng
C. cơ sở tôn giáo
D. hoạt động tôn giáo
- Câu 45 : Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khô của
A. giáo hội
B. pháp luật
C. đạo pháp
D. hội thánh
- Câu 46 : Hành vi lợi dụng các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tổn hại đến an ninh quốc gia là hành vi mà pháp luật nước ta
A. nghiêm cấm
B. tạo điều kiện
C. cho phép
D. không đề cập
- Câu 47 : Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo
A. tín ngưỡng cá nhân
B. quan niệm đạo đức
C. quy định của pháp luật
D. phong tục tập quán
- Câu 48 : Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ là nội dung quyền bình đẳng giữa các
A. tôn giáo
B. tín ngưỡng
C. cơ sở tôn giáo
D. hoạt động tôn giáo
- Câu 49 : Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật là nội dung quyền bình đẳng giữa các
A. tôn giáo
B. tín ngưỡng
C. cơ sở tôn giáo
D. hoạt động tôn giáo
- Câu 50 : Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở
A. để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội
B. thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác
C. tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
D. nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình
- Câu 51 : Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuồn khổ
A. tôn giáo
B. pháp luật
C. Nhà nước
D. Hiến pháp
- Câu 52 : Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều phải
A. yêu thương lẫn nhau
B. tôn trọng lẫn nhau
C. giúp đỡ lẫn nhau
D. chăm sóc lẫn nhau
- Câu 53 : Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào
B. Công dân theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân
C. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật
D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được hoạt động tự do không cần theo quy định của pháp luật
- Câu 54 : Đâu là nhận định không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ
B. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật
C. Các hoạt động tôn giáo được tự do hoạt động theo giáo lí của mình
D. Các tôn giáo có quyền hoạt động theo pháp luật
- Câu 55 : Tìm câu phát biểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
A. Các tôn giáo đuợc Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ
D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận được hoạt động khi đóng thuế hàng năm
- Câu 56 : Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp hương trước lúc đi xa
B. Yểm bùa
C. Không ăn trứng trước khi đi thi
D. Xem bói
- Câu 57 : Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Buôn thần bán thánh
B. Tốt đời đẹp đạo
C. Kính chúa yêu nước
D. Đạo pháp dân tộc
- Câu 58 : Ý nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào
B. Người đã theo tôn giáo không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác
C. Người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật
D. Người theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật
- Câu 59 : Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ gì với nhau?
A. Tôn trọng
B. Độc lập
C. Công kích
D. Ngang hàng
- Câu 60 : Các cơ sở tôn giáo được pháp luật thừa nhận dù lớn hay nhỏ được Nhà nước đối xử
A. không bình đẳng
B. có sự phân biệt
C. bình đẳng như nhau
D. tùy theo từng tôn giáo
- Câu 61 : Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo. Ông A đã không thực hiện quyền bình đẳng giữa
A. các dân tộc
B. các tôn giáo
C. tín ngưỡng
D. các vùng, miền
- Câu 62 : Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K biểu hiện của
A. lạm dụng quyền hạn
B. không thiện chí với tôn giáo
C. tôn trọng quyền tự do cá nhân
D. phân biệt, đối xử vì lí do tôn giáo
- Câu 63 : A và B chơi thân với nhau nhưng mẹ của A kịch liệt ngăn cản A vì B có theo tôn giáo. Hành vi của mẹ A xâm phạm quyền bình đẳng giữa
A. các địa phương
B. các tôn giáo
C. các giáo hội
D. các gia đình
- Câu 64 : Ngày 27/7 hằng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này thể hiện
A. hoạt động tín ngưỡng
B. hoạt động mê tín dị đoan
C. hoạt động tôn giáo
D. hoạt động công ích
- Câu 65 : Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Việc làm của gia đình bà A thể hiện điều gì?
A. Hoạt động tín ngưỡng
B. Hoạt động mê tín dị đoan
C. Hoạt động tôn giáo
D. Hoạt động công ích
- Câu 66 : Bố chị T không cho chị T kết hôn với anh A vì anh A là người theo đạo Thiên Chúa. Trong trường hợp này, bố chị T đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Tôn giáo
D. Văn hoá
- Câu 67 : Ở địa phương em xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ. Trong trường hợp này, em sẽ xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?
A. Nhận tiền và vận động mọi người cùng tham gia
B. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương
C. Không quan tâm cũng không nhận tiền
D. Nhận tiền nhưng không tham gia
- Câu 68 : Gia đình ông X ngăn cản việc con trai mình kết hôn với chị Y vì lí do hai người không cùng tôn giáo. Nếu là Y, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật?
A. Nghe theo lời ông X và chia tay người yêu đường ai nấy đi
B. Giả vờ chia tay vói người yêu rồi âm thầm đăng kí kết hôn để sống với nhau
C. Đưa nhau đi trốn thật xa để được sống với nhau
D. Giải thích cho ông X hiểu việc ngăn cản kết hôn vì lí do tôn giáo là trái pháp luật
- Câu 69 : Nếu thấy những hành động phá hoại trụ sở Phật giáo ở địa phương. Em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để đúng vói quy định của pháp luật?
A. Báo với chính quyền địa phương để xử lí
B. Tự mình ngăn cản những hoạt động đó
C. Ủng hộ, cổ vũ những hoạt động đó
D. Coi như không biết vì mình không theo tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại