Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT L...
- Câu 1 : Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?
A. Pháp luật.
B. Giáo dục.
C. Thuyết phục.
D. Tuyên truyền.
- Câu 2 : Hoàn thành phát biểu sau: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng .........
A. chủ trương của Nhà nước
B. chính sách của Nhà nước.
C. uy tín của Nhà nước.
D. quyền lực nhà nước.
- Câu 3 : Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính nhân dân.
D. Tính nghiêm túc.
- Câu 4 : Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. Từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Câu 5 : Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lí vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật.
B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Bảo đảm pháp luật.
- Câu 6 : M đi xe vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Dân sự.
C. Kỉ luật.
D. Hành chính.
- Câu 7 : Ông T đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông T phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự và hành chính.
B. Kỉ luật và dân sự.
C. Hành chính và dân sự.
D. Hành chính và kỉ luật.
- Câu 8 : Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
- Câu 9 : Một hôm, trên đường đi ở Hà Nội, xe của Bác Hồ đang đi bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: "Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình". Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây?
A. Không ai được ưu tiên.
B. Không nên làm phiền người khác.
C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.
- Câu 10 : Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa những người trong dòng tộc.
B. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
D. Bình đẳng giữa anh chị em.
- Câu 11 : Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
B. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
- Câu 12 : Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. gia đình.
B. tinh thần.
C. nhân thân.
D. tình cảm.
- Câu 13 : Một công ty nhà nước và một công ty tư nhân đều được vay vốn của Ngân hàng AGRIBANK để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, Ngân hàng AGRIBANK đã thực hiện quyền bình đẳng nào dưới đây giữa hai công ty trên?
A. Bình đẳng trong tài chính.
B. Bình đẳng trong hỗ trợ vay vốn.
C. Bình đẳng trong chính sách kinh tế.
D. Bình đẳng trong kinh doanh.
- Câu 14 : Khi đọc hợp đồng lao động, thấy không có điều khoản về tiền lương nên chị N đề nghị bổ sung rồi mới kí. Giám đốc cho rằng chị N không có quyền đề nghị như vậy. Chị N cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để khẳng định mình có quyền đề nghị?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong hưởng lương.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng trong tuyển dụng.
- Câu 15 : Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện?
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. quyền bình đảng giữa các vùng, miền.
D. quyền bình đảng ương công việc chung của Nhà nước
- Câu 16 : Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường, công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của công ty F nhằm mục đích gì?
A. phòng chống sự cố môi trường.
B. ứng phó sự cố môi trường.
C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
D. đánh giá thiệt hại môi trường.
- Câu 17 : Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng?
A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.
B. Lương hàng tháng của vợ, chồng.
C. Tài sản được chia cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
D. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.
- Câu 18 : Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.
C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến các cơ quan có thẩm quyền.
- Câu 19 : Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Cơ quan công an các cấp.
B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
C. Cơ quan thanh tra các cấp.
D. Những người có thẩm quyền thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Câu 20 : Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được an toàn thân thể.
B. Quyền được bảo đảm an toàn sức khoẻ.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 21 : Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền tự do yêu đương.
- Câu 22 : Nếu một người tung tin bịa đặt nói xấu mình, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng pháp luật?
A. Coi như không biết gì.
B. Mắng cho một trận để hả giận.
C. Không chơi với người đó nữa.
D. Khuyên bảo để người đó không có hành vi như vậy nữa.
- Câu 23 : Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là gì?
A. phổ biến, rộng rãi, chính xác.
B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh.
C. khẩn trương, công khai, minh bạch.
D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Câu 24 : Một trong các nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia vào hoạt động gì?
A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
- Câu 25 : Quyền tố cáo là quyền của ai?
A. mọi công dân, tổ chức.
B. mọi công dân.
C. mọi cơ quan, tổ chức.
D. những người có thẩm quyền.
- Câu 26 : Cho rằng Quyết định của Giám đốc Công ty kỉ luật chị D với hình thức "Chuyển công tác khác" là sai, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây?
A. Cơ quan cấp trên của công ty.
B. Cơ quan công an.
C. Giám đốc công ty.
D. Tổ chức Đảng của Công ty.
- Câu 27 : Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được dưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do dân chủ.
C. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước vả xã hội.
- Câu 28 : Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực tham gia quản lí nhà nước và xã hội trên địa bàn dân cư mình?
A. Yêu cầu lò mổ gia cầm ngừng hoạt động.
B. Đòi lò giết mỏ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm.
C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này.
D. Đe doạ những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm.
- Câu 29 : Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ Đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập và lao động.
B. Quyền học không hạn chế.
C. Quyền học thường xuyên.
D. Quyền tự do học tập.
- Câu 30 : Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Bình đẳng về thời gian học tập.
D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.
- Câu 31 : Là học sinh giỏi, H được vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?
A. Quyền học không hạn chế.
B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
C. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.
D. Quyền được phát triển của công dân.
- Câu 32 : L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học Nhưng L vẫn có quyền học tập. Vậy L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập như thế nào dưới đây?
A. Có thể học bất cứ ngành nào.
B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn.
C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.
D. Có thể học không hạn chế.
- Câu 33 : Pháp luật quy định những mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào đâu?
A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.
- Câu 34 : Nhà máy Y sản xuất nước giải khát đã thải chất thải chưa được xừ lí xuống dòng sông bên cạnh. Trong trường hợp này, nhà máy Y đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động.
B. Dịch vụ.
C. Sản xuất, kinh doanh.
D. Công nghiệp.
- Câu 35 : Bố chị N (theo đạo Thiên chúa) không đồng ý cho chị kết hôn với anh K (theo đạo Phật), vì lí do hai người không cùng đạo. Trong trường hợp này bố chị N đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân về vấn đề nào sau đây?
A. Dân tộc.
B. Tôn giáo.
C. Chính trị.
D. Dân chủ.
- Câu 36 : Ông B đang khỏe mạnh bỗng nhiên ngã bệnh nặng. Đến trạm xá của xã khám hai lần nhưng bác sĩ vẫn chưa phát hiện được chính xác căn bệnh của ông. Ông B nên làm gì sau đây?
A. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
B. Đi xem bói và mời thầy bói về nhà yểm bùa.
C. Tổ chức cầu kinh để trừ bệnh tật.
D. Đến miếu thiêng để xin nước thánh về uống chữa bệnh tật.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại