Đề thi HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường...
- Câu 1 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm lò xo được giữ cố định một đầu, còn đầu kia chịu tác dụng của một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18cm. Độ cứng của lò xo bằng:
A. 30N/m.
B. 1,5N/m.
C. 25 N/m.
D. 150N/m.
- Câu 2 : Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì đột ngột tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s.Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?
A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.
B. a =1,4 m/s2, v = 66m/s.
C. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.
D. a =0,2 m/s2, v = 8m/s.
- Câu 3 : Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng vật rơi được 34,3m. Lấy g = 9,8m/s2. Thời gian rơi đến lúc chạm đất là
A. 4s.
B. 10s.
C. 2s.
D. 8s.
- Câu 4 : Từ một vị trí, hai ô tô đồng thời xuất phát, ô tô thứ nhất chuyển động với vận tốc không đổi 20 m/s, ô tô thứ hai chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Biết hai ô tô chuyển động cùng hướng trên một đường thẳng. Hai ô tô gặp nhau sau khoảng thời gian
A. 10 s
B. 20 s
C. 30 s
D. 35 s
- Câu 5 : Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?
A. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
B. F không bao giờ nhỏ hơn F1 và F2.
C. Trong mọi trường hợp F thoả mãn: \({\left| {{F_1} - F} \right|_2}F \le \left| {{F_1} + {F_2}} \right|\)
D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
- Câu 6 : Một vật chuyển động tròn đều theo quỹ đạo có bán kính R=100cm với gia tốc hướng tâm ah=4cm/s2. Chu kỳ chuyển động của vật đó là
A. T=12π (s).
B. T=6π (s).
C. T=8π (s).
D. T=10π (s).
- Câu 7 : Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 8 N và 14 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào là độ lớn của hợp lực?
A. 1 N
B. 5 N
C. 12 N
D. 25N.
- Câu 8 : Từ một đỉnh tháp cao 5 m, một vật được ném theo phương nằm ngang, nó chạm đất ở một điểm cách chân tháp 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ném vật là
A. 25 m/s
B. 5 m/s
C. 10 m/s
D. 20 m/s
- Câu 9 : Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn còn đi tiếp chưa dừng lại ngay, đó là nhờ
A. Quán tính của xe.
B. Trọng lượng của xe.
C. Phản lực của mặt đường.
D. Lực ma sát.
- Câu 10 : Câu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ ngừng lại.
C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Vận tốc của vật bị thay đổi chứng tỏ phải có lực tác dụng lên vật
- Câu 11 : Lực và phản lực là hai lực
A. Cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều
B. Cùng giá, ngược chiều, độ lớn khác nhau.
C. Cân bằng nhau.
D. Cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều
- Câu 12 : Một xe ca đang chuyển động với vận tốc 40 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần, đạt vận tốc 80 m/s sau khi đi được 200 m. Gia tốc chuyển động của xe trong quá trình này là
A. 8 m/s2
B. 9,6 m/s2
C. 12 m/s2
D. 24 m/s2
- Câu 13 : Lực hướng tâm tác dụng lên vật chuyển động tròn đều là:
A. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.
B. Lực đàn hồi tác dụng lên vật.
C. Lực ma sát tác dụng lên vật.
D. Lực hấp dẫn của trái đất tác dụng lên vật.
- Câu 14 : Lực hấp dẫn của hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào trái đất có độ lớn :
A. Bằng trọng lượng của hòn đá.
B. Lớn hơn trọng của hòn đá.
C. Nhỏ hơn trọng của hòn đá.
D. Bằng không
- Câu 15 : Một vật rơi tự do đi được 10m cuối cùng của quãng đường trong khoảng thời gian 0,25s. Cho g = 9,8m/s2. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất gần giá trị nào sau đây nhất?
A. 41 m/s.
B. 44 m/s.
C. 38 m/s.
D. 47 m/s.
- Câu 16 : Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 125m xuống đất. Cho g = 10m/s2. Thời gian vật đó rơi từ 25m cho đến khi vừa chạm đất là:
A. \(t \approx 0,528s\)
B. \(t \approx 0,45s\)
C. \(t \approx 0,55s\)
D. t=1s
- Câu 17 : Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 600N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600N.
A. α = 0°
B. α = 90°
C. α = 180°
D. 120°
- Câu 18 : Trong các đồ thị sau, đồ thị nào là đồ thị tọa độ - thời gian của vật chuyển động thẳng đều đi qua gốc tọa độ:
A. Đồ thị I.
B. Đồ thị II.
C. Đồ thị III.
D. Đồ thị IV.
- Câu 19 : Câu nào sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì...
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. gia tốc là đại lượng không đổi.
D. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
- Câu 20 : Một vật chuyển động có phương trình: \(x = 10 - 20t - 2{t^2}(m;s)\), khi vật có tọa độ bằng không, vận tốc nhận giá trỊ
A. \(4\sqrt {30} m/s\)
B. \(-4\sqrt {30} m/s\)
C. \(60m/s\)
D. \(-60m/s\)
- Câu 21 : Một ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe giảm ga cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau 15s ôtô dừng lại.Vận tốc của ôtô sau 5 s kể từ khi giảm ga :
A. -10 m/s
B. 10 m/s
C. 20 m/s
D. -14,5 m/s
- Câu 22 : Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 10m xuống mặt đất, gia tốc rơi tự do \(g = 10m/{s^2}\) . Vận tốc của giọt nước khi chạm đất là.
A. 14.14m/s
B. 1.4m/s
C. 200m/s
D. 100m/s
- Câu 23 : Vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox cho bởi hệ thức: v = 10 – 2t (m/s) .Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1 = 2s đến t2 = 4s là:
A. 2m/s.
B. 4m/s.
C. 1m/s.
D. 3m/s.
- Câu 24 : Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài xe là :
A. 10 rad/s.
B. 20 rad/s.
C. 30 rad /s.
D. 40 rad/s.
- Câu 25 : Chọn câu trả lời đúng. Một vật khối lượng 50kg đặt trên mặt sàn nằm ngang .Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,2 .Vật được kéo đi bởi một lực 200N .Tính gia tốc và quãng đường đi được sau 2 s.Lấy g =10m/s2:
A. 2 m/s2 ,3,5m
B. 2 m/s2 , 4 m
C. 2,5 m/s2 ,4m
D. 2,5 m/s2 ,3,5m
- Câu 26 : Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác dụng của lực 4N theo chiều chuyển động .(bỏ qua ma sát).Tìm đoạn đường vật đi được trong 10s :
A. 120m
B. 160m
C. 150m
D. 175m
- Câu 27 : Chọn câu trả lời đúng về tính chất của lực ma sát trượt :
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc giữa hai vật
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất mặt tiếp xúc giữa hai vật
C. Lực ma sát trượt không phụ thuộc lực nén tác dụng lên mặt tiếp xúc giữa hai vật
D. Đối với hai vật cụ thể tiếp xúc với nhau ,lực ma sát nghỉ luôn lớn hơn lực ma sát trượt
- Câu 28 : Chọn câu trả lời đúng : Một lò xo có độ cứng k = 200N/m ,lấy g = 10m/s2, để nó dãn ra 10cm thì phải treo vào nó một vật có khối lượng là :
A. 200g
B. 40kg
C. 2kg
D. 20g
- Câu 29 : Khối lượng của một vật:
A. luôn tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật.
B. luôn tỉ lệ nghịch với gia tốc mà vật thu được.
C. là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
D. không phụ thuộc vào thể tích của vật.
- Câu 30 : Đơn vị của mômen lực M = F. d là
A. m/s
B. N. m
C. kg. m
D. N. kg
- Câu 31 : Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.
B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị dương
- Câu 32 : Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.
- Câu 33 : Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng :
A. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.
B. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó. Có đơn vị là (N/m).
C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.
D. luôn có giá trị âm.
- Câu 34 : Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi :
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay .
B. lực có giá song song với trục quay
C. lực có giá cắt trục quay .
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
- Câu 35 : Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị
A. bằng không.
B. luôn dương.
C. luôn âm.
D. khác không.
- Câu 36 : Phát biểu nào sau đây đúng với quy tắc mô men lực?
A. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại .
B. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải bằng hằng số
C. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải khác không .
D. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải là một véctơ có giá đi qua trục quay
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do