Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 30 (có đáp án): Tổng kết...
- Câu 1 : Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện?
A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyên vở.
B. Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm.
C. Chiếu sáng ánh đèn pin vào thước nhựa.
D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
- Câu 2 : Người bị điện giật là do tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt và từ
B. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng phát sáng và từ
D. Tác dụng sinh lí
- Câu 3 : Vì sao dây điện thường dùng để mắc đèn, quạt… phải tách riêng hai lõi?
A. Để trang trí dây cho đẹp
B. Để tiết kiệm dây dẫn
C. Để tránh chập điện
D. Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 4 : Đồng hồ điện tử (dùng pin, có kim quay) hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng hóa học
D. Tác dụng phát sáng
- Câu 5 : Khi cọ xát một thanh sắt với len, dạ, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Sau khi cọ xát, thanh sắt nhiễm điện dương.
B. Sau khi cọ xát, thanh sắt nhiễm điện âm.
C. Sau khi cọ xát, mảnh len dạ nhiễm điện dương.
D. Sau khi cọ xát, thu được hai vật trung hòa về điện.
- Câu 6 : Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
B. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân ở giữa mang điện tích dương
C. Electron có thể bị hạt nhân nguyên tử đẩy ra ngoài để trở thành electron tự do.
D. Các electron không đứng yên mà chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
- Câu 7 : Trong các mạch điện hình 30.1 thì mạch điện nào vẽ đúng?
A. Hình 30.1a.
B. Hình 30.1b.
C. Hình 30.1c.
D. Cả 3 hình.
- Câu 8 : Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:
A. ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
B. nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian.
C. ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
D. nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
- Câu 9 : Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất?
A. 0,7A
B. 0,60A
C. 0,45A
D. 0,48A
- Câu 10 : Giải thích về hoạt động của cầu chì:
A. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Nhiệt độ nóng chảy của cầu chì thấp.
C. Dòng điện chạy qua gây ra tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên. Dòng điện mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (3270C) thì dây chì đứt; dòng điện bị ngắt.
D. Dây chì mềm nên dòng điện mạnh thì bị đứt.
- Câu 11 : Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây?
A. Một mảnh nilong đã được cọ xát.
B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.
C. Chiếc pin tròn đặt trên bàn.
D. Dòng điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị điện nào.
- Câu 12 : Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành:
A. vật trung hòa
B. vật nhiễm điện dương (+)
C. vật nhiễm điện âm (-)
D. không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)
- Câu 13 : Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Bóng đèn bút thử điện.
B. Quạt điện.
C. Công tắc.
D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non.
- Câu 14 : Chiều dòng điện là chiều …………..
A. chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dịch chuyển của các electron
C. từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
D. từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện
- Câu 15 : Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc song song. Cường độ dòng điện qua hai đèn lần lượt là 0,3A và 0,4A. Cường độ dòng điện mạch chính có giá trị là:
A. I = 0,1A
B. I = 0,7A
C. I = 0,35A
D. I = 0,4A
- Câu 16 : Có hai bóng đèn 1 và 2 được mắc song song với nhau và nối với nguồn điện, nếu bóng đèn 2 bị đứt dây tóc thì:
A. Bóng đèn 1 cũng bị đứt dây tóc theo.
B. Độ sáng của bóng đèn 1 tăng lên
C. Bóng đèn 1 không sáng do mạch hở.
D. Bóng đèn 1 vẫn sáng bình thường.
- Câu 17 : Câu phát biểu nào dưới đây sai?
A. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời có hướng.
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
D. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do
- Câu 18 : Vật nào sau đây dẫn điện?
A. Thanh gỗ khô
B. Dây truyền vàng
C. Thanh thủy tinh
D. Đoạn dây nhựa
- Câu 19 : Cần đo hiệu điện thế giữa hai cực một nguồn điện phải mắc vôn kế như thế nào?
A. Nối tiếp với nguồn điện
B. Phía trước nguồn điện
C. Song song với nguồn điện
D. Phía sau nguồn điện
- Câu 20 : Có một nguồn điện 12V và một số bóng đèn, mỗi bóng ghi 3V. Để đèn sáng bình thường thì phải mắc
A. 3 bóng đèn mắc nối tiếp
B. 4 bóng đèn mắc nối tiếp
C. 12 bóng đèn mắc nối tiếp
D. 6 bóng đèn mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi