155 Bài tập Nito, Photpho cơ bản, nâng cao có lời...
- Câu 1 : Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội?
A. Cr.
B. Cu.
C. Fe.
D. Al.
- Câu 2 : Cho 74,88 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,6%.
B. 37,8%.
C. 35,8%.
D. 49,6%.
- Câu 3 : Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. phân đạm.
B. phân NPK.
C. phân lân.
D. phân kali
- Câu 4 : Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3, đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24
B. 2,80
C. 1,12
D. 1,68
- Câu 5 : Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng là 42 gam. Chia X thành hai phần không bằng nhau.
A. 112,4
B. 94,8.
C. 104,5.
D. 107,5.
- Câu 6 : Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2 M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3– và không có khí H2 bay ra
A. 0,64.
B. 2,4.
C. 0,3.
D. 1,6.
- Câu 7 : Để tránh lớp tráng bạc lên ruột phích, người ta cho chất X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. tinh bột.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. etyl axetat.
- Câu 8 : Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Al.
B. Cr.
C. Cu.
D. Mg.
- Câu 9 : Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng.
B. H2SO4 đặc, nóng.
C. HNO3 loãng.
D. HNO3 đặc, nguội.
- Câu 10 : Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
- Câu 11 : Hoàn tan hoàn toàn 1,92 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá tri của X là
A. 0,06.
B. 0,18.
C. 0,30.
D. 0,12
- Câu 12 : Hòa tan hoàn toàn 3,60 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 0,80M, phản ứng kết thúc thu được 448 ml một khí X (ở đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 3,04 gam. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,00M. Giá trị của V là
A. 156,25.
B. 167,50.
C. 230,00.
D. 173,75
- Câu 13 : Phản ứng nào sau đây không tạo ra H3PO?
A. P2O5 + H2O.
B. P + dung dịch H2SO4 loãng.
C. P + dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Ca3(PO4)2 + H2SO4 đặc.
- Câu 14 : Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,015 mol khí N2O ( sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Số mol axit HNO3 đã tham gia phản ứng là:
A. 0,17.
B. 0,15.
C.0,19.
D.0,12.
- Câu 15 : Nung nóng 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,16.
B. 0,12.
C. 0,18.
D. 0,14.
- Câu 16 : Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dd hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là
A. 28,50.
B. 30,5.
C. 34,68.
D. 29,84.
- Câu 17 : Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,886.
B. 7,81.
C. 8,52.
D. 12,78.
- Câu 18 : Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít khí CO (đktc), sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19. Cho chất rắn Y tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch T và 10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T, thu được 5,184m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 57,645.
B. 17,300.
C. 25,620.
D. 38,430.
- Câu 19 : Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất với:
A. 84.
B. 80.
C. 82.
D. 86.
- Câu 20 : Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M tác dụng hoàn toàn với 240 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch A chứa muối nào sau đây?
A. Na3PO4.
B. Na2HPO4 và Na3PO4.
C. NaH2PO4 và Na2HPO4.
D. NaH2PO4.
- Câu 21 : Cho 28,4 gam P2O5 vào 300 ml dung dịch KOH 1,5M thu được dng dịch X. Cô cạn X thu được hỗn hợp các chất là
A. K3PO4 và KOH
B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K2HPO4
D. KH2PO4 và H3PO4
- Câu 22 : Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe2O3 và Fe3O4( trong đó oxi chiếm 20,22% về khối lương ). Cho 25,32 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí NO và N2O và (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan này tring không khí đến khối lượng không đổi 30,92 g rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A. 106
B. 107
C. 105
D. 103
- Câu 23 : Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cức trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 2895 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho 0,125 mol bột Fe vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,504 kít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc), đồng thời còn lại 5,43 fam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất là
A. 1,75.
B. 1,95
C. 1,90
D. 1,80
- Câu 24 : Hòa tan hết hỗn hợp kim loại ( Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan ( trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng ). Nung m gam muối khan nói trên tới khối lượng không đổi thu được 19,2 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 70
B. 80
C. 65
D. 75
- Câu 25 : Hòa tan hết 0,4 mol Mg trong dung dịch HNO3 thu được 0,1 mol khí Z (sản phẩm khử duy nhất). Z là
A. NO2.
B. NO.
C. N2.
D. N2O.
- Câu 26 : Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn
B. Cồn
C. Nước cất.
D. Xút.
- Câu 27 : Dung dịch HNO3 0,1M có pH bằng
A. 3,00.
B. 2,00.
C. 4,00.
D. 1,00.
- Câu 28 : Hòa tan hết m gam P2O5 vào 400 gam dung dịch KOH 10% dư sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 3,5m gam chất rắn. Giá trị nào sau đây gần nhất với giá trị m?
A. 14,00.
B. 16,00
C. 13,00.
D. 15,00.
- Câu 29 : Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điểu chế HNO3 trong phòng thí nghiệm như sau:
B.Dùng nước đá để ngưng tụ hơi HNO3.
C.Đun nóng bình phản ứng để tốc độ của phản ứng tăng.
D.HNO3 là một axit có nhiệt độ sôi thấp nên dễ bay hơi khi đun nóng.
- Câu 30 : Cho 100 ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là
A. 1
B. 1,75
C. 1,25
D. 1,5
- Câu 31 : Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Ure là phân đạm có độ dinh dưỡng cao.
B. Supephotphat kép có thành phần chính là hỗn hợp CaSO4 và Ca(H2PO4)2
C. Độ dinh dưỡng của phân đạm, lân, kali được tính theo % khối lượng của N, P2O5 và K2O
D. Amophot là hỗn hợp của NH4H2PO4 và (NH4)HPO4
- Câu 32 : Các chất khí X, Y, Z, R, S, T lần lượt được tạo ra từ các quá trình phản ứng sau:
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
- Câu 33 : Nito là chất khí phổ biến trong khí quyển trái đất và được sử dụng chủ yếu để sản xuất amoniac. Cộng hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố N trong phân tử N2 là :
A. 3 và 0
B. 1 và 0
C. 0 và 0
D. 3 và 3
- Câu 34 : Có ba dung dịch mất nhãn : NaCl; NH4Cl; NaNO3.Dãy hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được ba dung dịch :
A. Phenol phtalein và NaOH.
B. Cu và HCl.
C. Phenol phtalein; Cu và H2SO4 loãng .
D. Quì tím và dung dịch AgNO3.
- Câu 35 : Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO.
B. NH4H2PO4 và KNO3.
C. (NH4)3PO4 và KNO3.
D. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
- Câu 36 : Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 5.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
- Câu 37 : Người ta điều chế phân urê bằng cách cho NH3 tác dụng với chất nào (điều kiện thích hợp):
A. CO2
B. CO
C. HCl
D. Cl2
- Câu 38 : Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với khí N2 ở nhiệt độ thường
A. Li
B. Cs
C. K
D. Ca
- Câu 39 : Đốt cháy hoàn toàn m gam P rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol KOH. Sau khi các phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m + 9,72 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 1,86
B. 1,55
C. 2,17
D. 2,48
- Câu 40 : Oxi hóa hoàn toàn 0,31 gam P thành P2O5 rồi cho toàn bộ lượng P2O5 trên vào 100ml dung dịch hỗn hợp chứa KOH 0,1M và NaOH 0,15M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là :
A. 1,72
B. 1, 59
C. 1, 69
D. 1,95
- Câu 41 : Hỗn hợp X gồm H2 và N2 có MTB = 7,2 sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp NH3, được hỗn hợp Y có MTB = 8,0. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp là:
A. 25%
B. 20%
C. 10%
D. 15%
- Câu 42 : Trong các thí nghiệm sau:
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
- Câu 43 : Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, chỉ thu được V lít khí N2 sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672 lít.
B. 6,72lít.
C. 0,448 lít.
D. 4,48 lít.
- Câu 44 : Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3
A. HCl.
B. K3PO4.
C. KBr.
D. HNO3.
- Câu 45 : Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng:
A. (d).
B. (a).
C. (c).
D. (b).
- Câu 46 : Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 8,60 gam.
B. 20,50 gam.
C. 11,28 gam.
D. 9,40 gam.
- Câu 47 : Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm
A. K3PO4 và KOH.
B. K2HPO4 và K3PO4.
C. KH2PO4 và K2HPO4.
D. H3PO4 và KH2PO4.
- Câu 48 : Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,2 lít.
B. 0,6 lít.
C. 0,8 lít.
D. 1,0 lít.
- Câu 49 : Ở nhiệt độ thường N2 phản ứng với chất nào dưới đây?
A. Li.
B. Na.
C. Ca.
D. Cl2.
- Câu 50 : Từ 6,72 lit khí NH3 ( ở đktc ) thì thu được bao nhiêu lít dung dịch HNO3 3M? Biết hiệu suất
A. 0,3 lít
B. 0,33 lít
C. 0,08 lít
D. 3,3 lít
- Câu 51 : Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây?
A. H2S
B. CO2
C. SO2
D. NH3
- Câu 52 : Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng ở điều kiện thích hợp, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là
A. 30%.
B. 20%.
C. 17,14%.
D. 34,28%
- Câu 53 : Loại đạm sau đây không nên dùng để bón cho đất chua là
A. NH4Cl.
B. Ca(NO3)2.
C. NaNO3.
D. (NH4)2CO3.
- Câu 54 : Để loại bỏ các khí HCl, Cl2, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2 người ta sử dụng lượng dư dung dịch
A. AgNO3.
B. Ca(OH)2.
C. H2SO4.
D. CuCl2.
- Câu 55 : Muối NH4HCO3 thuộc loại
A. muối hỗn tạp.
B. muối trung hòa.
C. muối axit.
D. muối kép.
- Câu 56 : Khí thải của một nhà máy chế biến thức ăn gia súc có mùi trứng thối. Sục khí thải quá dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Điều này chứng tỏ là khí thải trong nhà máy có chứa khí
A. H2S
B. HCl
C. SO2
D. NH3
- Câu 57 : Bao nhiêu chất sau đây là axit nhiều nấc: HCl, H2SO4, HNO3, H2SO3, H3PO4, CH3COOH, HF, HBr?
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 58 : Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng?
A. NH4NO2 N2 + 2H2O
B. NH4NO3 NH3 + HNO3
C. NH4ClNH3 + HCl
D. NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2
- Câu 59 : Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 10/6. Hiệu suất phản ứng là
A. 80%
B. 50%
C. 70%
D. 85%
- Câu 60 : Có 3 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, NaNO3, Na3PO4. Dùng thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau để nhận biết ?
A. quỳ tím
B. dd HCl.
C. dd AgNO3.
D. dd Ba(OH)2.
- Câu 61 : Thể tích N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 40 gam NH4NO2 là
A. 22,4 lít
B. 44,8 lít
C. 14 lít
D. 4,48 lít
- Câu 62 : Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Al, Zn, Cu
B. Al, Cr, Fe
C. Zn, Cu, Fe
D. Al, Fe, Mg
- Câu 63 : Đốt cháy 15,5 gam photpho trong oxi dư rồi hòa tan sản phẩm vào 200 gam nước. C% của dung dịch axit thu được là
A. 11,36%
B. 20,8%
C. 24,5%
D. 22,7%
- Câu 64 : Trong công nghiệp người ta điều chế H3PO4 bằng những hóa chất nào sau đây?
A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 loãng
B. Ca(H2PO4)2 và H2SO4 đặc
C. Ca3(PO4)2 và H2SO4 đặc
D. P2O5 và H2O
- Câu 65 : Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là
A. 14,2 gam
B. 15,8 gam
C. 16,4 gam
D. 11,9 gam
- Câu 66 : HNO3 tác dụng được với tập hợp tất cả các chất nào trong các dãy sau:
A. BaO, CO2
B. NaNO3, CuO
C. Na2O, Na2SO4
D. Cu, MgO
- Câu 67 : Chất nào sau đây làm khô khí NH3 tốt nhất?
A. HCl
B. H2SO4
C. CaO
D. HNO3
- Câu 68 : Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là
A. 49,61%
B. 48,86%
C. 56,32%
D. 68,75%
- Câu 69 : Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí N2, người ta đun nóng dung dịch muối X bão hòa. Muối X là
A. NH4NO2
B. NaNO3
C. NH4Cl
D. NH4NO3
- Câu 70 : Cho m gam P2O5 vào 350 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (2m + 6,7) gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 10,65
B. 14,20
C. 7,10
D. 21,30
- Câu 71 : Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?
A. CuCl2
B. KNO3
C. NaCl
D. AlCl3
- Câu 72 : Axit H3PO4 và HNO3 cùng có phản ứng với nhóm các chất nào sau đây?
A. MgO, KOH, CuSO4, NH3
B. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3
C. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3
D. KOH, Na2CO3, NH3, Na2S
- Câu 73 : Biết thành phần % khối lượng P trong tinh thể Na2HPO4.nH2O là 8,659%. Tinh thể muối ngâm nước đó có số phân tử H2O là
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
- Câu 74 : Cho dãy các chất; FeO, Fe3O4, Al2O3, Cu(OH)2, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa bởi dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 4
B. 2.
C. 3
D. 5.
- Câu 75 : Chia dung dịch H3PO4 thành 3 phần bằng nhau: Phần I được trung hòa vừa đủ bằng đủ bằng đủ bởi 300 ml dung dịch NaOH 1M. Trộn phần II với phần III rồi cho tiếp vào một lượng dư dung dịch NaOH như đã dùng ở phần một, cô cạn thu được m gam muối. Giá trị m là:
A. 16,4 gam
B. 27,2 gam.
C. 26,2 gam.
D. 24,0 gam.
- Câu 76 : Phản ứng nào sau chứng minh HNO3 có tính axit?
A. HNO3 + KI → KNO3 + I2 + NO + H2O.
B. HNO3 + Fe(OH)2 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
C. HNO3 + NH3 →NH4NO3.
D. HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
- Câu 77 : Cho Ag tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, nóng tạo ra khí A không màu, hóa nâu ngoài không khí. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng tạo ra khí B màu nâu đỏ. A và B lần lượt là:
A. N2 và NO
B. NO và N2O
C. NO và NO2
D. NO2 và NO
- Câu 78 : Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình nhiên kế rồi thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac thu được hỗn hợp khí có thể tích 16,4 lít. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là (giả thiết các khí đo ở cùng điều kiện)
A. 80%.
B. 50%.
C. 20%
D. 30%.
- Câu 79 : Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4NO3, Al(NO3)3, (NH4)2SO4. Để phân biệt các dung dịch trên người ta dùng dung dịch
A. NaOH.
B. BaCl2.
C. NaHSO4.
D. Ba(OH)2.
- Câu 80 : Trong các loại phân bón: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3. Phân nào có hàm lượng đạm cao nhất?
A. (NH2)2CO.
B. (NH4)2SO4.
C. NH4Cl.
D. NH4NO3.
- Câu 81 : Nhận xét nào dưới đây không đúng về muối amoni?
A. Muối amoni kém bền với nhiệt.
B. Tất cả muối amoni tan trong nước.
C. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
D. Dung dịch của các muối amoni luôn có môi trường bazo.
- Câu 82 : Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm
A. H3PO4 và KH2PO4.
B. K3PO4 và KOH.
C. KH2PO4 và K2HPO4.
D. K2HPO4 và K3PO4.
- Câu 83 : Chọn kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội
A. Cu, Ag, Mg
B. Fe, Al
C. Fe, Cu
D. Al, Pb
- Câu 84 : Thể tích khí N2 (ở đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
A. 0,56 lít.
B. 11,20 lít.
C. 1,12 lít.
D. 5,60 lít.
- Câu 85 : Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%)
A. 100 lít.
B. 80 lít.
C. 40 lít.
D. 60 lít.
- Câu 86 : Muối (NH4)CO3 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch của hóa chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2.
B. MgCl2.
C. FeSO4.
D. NaOH.
- Câu 87 : Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Số mol axit đã phản ứng là
A. 0,3 mol.
B. 0,6 mol.
C. 1,2 mol.
D. 2,4 mol.
- Câu 88 : Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm 2 hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,95 mol.
B. 1,81 mol.
C. 1,91 mol.
D. 1,80 mol.
- Câu 89 : Hỗn hợp X chứa 2 mol NH3 và 5 mol O2. Cho X qua Pt (xt) và đun ở 9000C, thấy có 90% NH3 bị oxi hóa. Lượng O2 còn dư là:
A. 2,75 mol.
B. 3,50 mol.
C. 1,00 mol.
D. 2,50 mol.
- Câu 90 : Cho khí NH3 dư qua hỗn hợp gồm: FeO, CuO, MgO, Al2O3, PbO nung nóng. Số phản ứng xảy ra là:
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
- Câu 91 : Chất không sử dụng làm phân bón hóa học là
A. NaNO2.
B. NH4H2PO4.
C. KNO3.
D. BaSO4.
- Câu 92 : Một loại quặng photphat dùng để làm phân bón có chứa 35% Ca3(PO4)2 về khối lượng, còn lại là các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là
A. 7%.
B. 16,03%.
C. 25%.
D. 35%.
- Câu 93 : Cho 21,30 gam P2O5 vào 440 gam dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 50,60 gam.
B. 57,20 gam
C. 52,70 gam.
D. 60,05 gam.
- Câu 94 : Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Mg.
B. Fe.
C. Ag.
D. Cu.
- Câu 95 : Phân supephotphat kép thực tế sản xuất thường chỉ ứng với 40% P2O5. Hàm lượng % của canxi đihidrophotphat trong phân bón này là
A. 65,9%.
B. 69%.
C. 71,3%.
D. 73,1%.
- Câu 96 : Cho 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 23,72% được dung dịch A. Tìm nồng độ % của dung dịch A.
A. 63%.
B. 32%.
C. 49%.
D. 56%.
- Câu 97 : Hòa tan hết m gam hỗn hợp̣ Mg, Al và Cu bằng dung dịch chứa x mol HNO3 (vừa đủ) thu đươc̣ 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của x là
A. 1,0.
B. 1,5.
C. 1,8.
D. 1,2.
- Câu 98 : Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc nguội?
A. Al.
B. Al.
C. Fe.
D. Cr.
- Câu 99 : Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc kĩ bình thu được 1,0 lít dung dịch HNO3 có pH = 1,0 và thấy còn lại 0,25a mol khí O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,2.
B. 0,3.
C. 0,1.
D. 0,4.
- Câu 100 : Cho kim loại M vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X có khối lượng tăng 9,02 gam so với dung dịch ban đầu và giải phóng ra 0,025 mol khí N2. Cô cạn dung dịch X thu được 65,54 gam muối khan. Kim loại M là
A. Ca.
B. Zn.
C. Al.
D. Mg.
- Câu 101 : Có 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z và T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất sau: (NH4)2CO3, KHCO3, NaNO3, NH4NO3. Bằng cách dùng dung dịch Ca(OH)2 cho lần lượt vào từng dung dịch, thu được kết quả sau:
A. X là dung dịch NaNO3.
B. T là dung dịch (NH4)2CO3.
C. Z là dung dịch NH4NO3.
D. Y là dung dịch KHCO3
- Câu 102 : Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:
A. thạch cao nung.
B. thạch cao khan.
C. đá vôi.
D. thạch cao sống.
- Câu 103 : Nhỏ từ từ đến dung dịch HNO3 loãng vào ống nghiệm chứa 100 ml dung dịch HCl 1,5M và m gam đồng. Đồ thị biểu diễn thể tích khí NO và dung dịch HNO3 (đktc) thu được hình vẽ:
A. 1,344 lít và 180 ml.
B. 1,344 lít và 150 ml.
C. 1,12 lít và 180 ml.
D. 1,12 lít và 150 ml.
- Câu 104 : Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch
A. H2SO4.
B. Ca(OH)2.
C. CuCl2.
D. NaCl.
- Câu 105 : Phản ứng giữa NH3 với chất nào sau đây chứng minh NH3 thể hiện tính bazơ:
A. Cl2.
B. O2.
C. HCl.
D. CuO.
- Câu 106 : Cho HNO3 đặc nóng, dư tác dụng với các chất sau: S, FeCO3, CaCO3, Cu, Al2O3, FeS2, CrO. Số phản ứng HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là:
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ