Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Vật lý 10 năm học...
- Câu 1 : Câu nào sau đây là đúng:
A. Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
B. Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời.
C. Vận tốc tức thời cho biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
D. Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì bao giờ vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình.
- Câu 2 : Khi vật chuyển động đều thì:
A. quỹ đạo là một đường thẳng.
B. vectơ gia tốc bằng không.
C. phương vectơ vận tốc không đổi.
D. độ lớn vận tốc không đổi.
- Câu 3 : Khi vật chuyển động thẳng biến đổi đều, đồ thị vận tốc - thời gian có dạng:
A. luôn đi qua gốc tọa độ.
B. luôn song song với trục vận tốc.
C. luôn có hướng xiên lên.
D. không song song với trục thời gian.
- Câu 4 : Khi vật rơi tự do thì
A. chuyển động của vật là chuyển động thẳng đều.
B. gia tốc của vật tăng dần.
C. lực cản của không khí nhỏ hơn so với trọng lượng của vật.
D. vận tốc của vật tăng tỷ lệ với thời gian.
- Câu 5 : Độ lớn vận tốc của vật sẽ tỉ lệ thuận với thời gian nếu vật:
A. chuyển động chậm dần đều.
B. Rơi tự do.
C. bị ném thẳng đứng lên trên.
D. bị ném ngang.
- Câu 6 : Phương trình tọa độ của một vật là x = 3t - 3 (x tính bằng m, t tính bằng giây). Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 3m/s.
B. Tọa độ ban đầu của vật là 3m.
C. Trong 5s vật đi được 12m.
D. Gốc thời gian được chọn tại thời điểm bất kỳ.
- Câu 7 : Chọn câu đúng. Chuyển động cơ học:
A. Là sự thay đổi vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian.
B. Là sự thay đổi trạng thái của vật theo thời gian.
C. Là sự thay đổi tốc độ của vật theo thời gian.
D. Là sự thay đổi năng lượng của vật theo thời gian.
- Câu 8 : Khi vật rơi tự do thì
A. chuyển động của vật là chuyển động thẳng đều.
B. gia tốc của vật tăng dần.
C. lực cản của không khí nhỏ hơn so với trọng lượng của vật.
D. vận tốc của vật tăng tỷ lệ với thời gian.
- Câu 9 : Chọn câu sai. Chuyển động của một chất điểm là thẳng nhanh dần đều khi gia tốc là một đại lượng vectơ:
A. cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc.
B. cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc.
C. có độ lớn là một hằng số luôn dương.
D. cùng phương trùng với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
- Câu 10 : Nói gia tốc của vật 1 m/s2 nghĩa là:
A. Trong 1s, vận tốc của vật giảm 1m/s.
B. Trong 1s, vận tốc của vật tăng 1m/s.
C. Trong 1s, vận tốc của vật biến thiên một lượng là 1m/s.
D. Tại thời điểm t = 1s, vận tốc của vật là 1 m/s.
- Câu 11 : Trong chuyển động thẳng đều, nếu gọi v là vận tốc, t là thời gian chuyển động thì công thức đường đi của vật là:
A. s=vt2/2
B. s=x0+vt2/2
C. s = x0 + vt
D. s = vt
- Câu 12 : Khi vật chuyển động tròn đều thì tốc độ góc luôn:
A. hướng vào tâm.
B. bằng hằng số.
C. thay đổi theo thời gian.
D. có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.
- Câu 13 : Phương án nào dưới đây là sai?
A. Hệ quy chiếu được dùng để xác định vị trí của chất điểm.
B. Hệ quy chiếu là hệ trục tọa độ được gắn với vật làm mốc.
C. Chuyển động và trạng thái đứng yên có tính chất tuyệt đối.
D. Gốc thời gian là thời điểm t = 0.
- Câu 14 : Đối với chuyển động thẳng đều thì
A. vận tốc của vật không đổi.
B. đồ thị của nó đi qua gốc tọa độ.
C. chuyển động của nó có gia tốc.
D. Cả A, B và C đều đúng.
- Câu 15 : Đồ thị nào dưới đây biểu diễn chuyển động thẳng đều?
A. I, II, III.
B. II, III, IV.
C. I, II, IV.
D. I, III, IV
- Câu 16 : Lúc 7h sáng, một ô tô khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h. Nếu chọn trục tọa độ trùng với đường chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc 7h, gốc tọa độ ở A thì phương trình chuyển động của ô tô là:
A. x = 36t (km).
B. x = 36(t - 7) (km).
C. x = -36t (km).
D. x = -36(t - 7) (km).
- Câu 17 : Một chiếc canô đi từ A đến B xuôi dòng mất thời gian 10phút, từ B trở về A ngược dòng mất 15phút. Nếu canô tắt máy và thả trôi theo dòng nước thì nó đi từ A đến B mất thời gian là
A. 25 phút.
B. 1 giờ.
C. 40 phút.
D. 30 phút
- Câu 18 : Một vật chuyển động với phương trình: s = 5t - 0,2t2 (m; s). Phương trình vận tốc của chuyển động này là
A. vt = -5 + 0,4t.
B. vt = 5 - 0,2t .
C. vt = -5 - 0,2t.
D. vt = 5 - 0,4t.
- Câu 19 : Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối trước khi dừng lại là
A. 1 s.
B. 3 s.
C. 5 s.
D. 7 s.
- Câu 20 : Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường s mất thời gian 3s. Thời gian vật đi 8/9 đoạn đường cuối là
A. 1s
B. 4/3s
C. 2s
D. 8/3s
- Câu 21 : Một vật RTD từ độ cao h với gia tốc g = 10m/s2. Trong giây cuối cùng vật rơi được 35m. Thời gian vật rơi hết độ cao h là
A. 3s.
B. 4s.
C. 5s.
D. 6s.
- Câu 22 : Chọn câu đúng. Gia tốc của chuyển động tròn đều:
A. Là đại lượng vectơ luôn tiếp tuyến với quỹ đạo.
B. Là đại lượng vectơ cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc.
C. Là đại lượng vectơ luôn hướng về tâm quỹ đạo.
D. Là đại lượng vectơ cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc.
- Câu 23 : Một chất điểm chuyển có phương trình chuyển động là: x = -4t2 + 10t -6 (m;s). Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Vật di qua gốc tọa độ ở các thời điểm t1 = 1s, t2 = 1,5s.
B. Vật có gia tốc -2m/s2 và vận tốc đầu là 10m/s.
C. Vật có gia tốc -4m/s2 và vận tốc đầu là 10m/s.
D. Phương trình vận tốc của vật là v = -4t + 10 (m/s).
- Câu 24 : Trong các phương trình sau phương trình nào thể hiện chất đểm chuyển động thẳng đều:
A. x + 6 = 1/2t2 (m).
B. v = 2t2 + 4 (m/s).
C. v = 3t +2 (m/s).
D. x = -( 3t -1) (m).
- Câu 25 : Chọn câu trả lời đúng. Với v1,v2 tương ứng là vận tốc chạm đất của vật 1, vật 2. Bỏ qua sức cản không khí. Nếu hai vật có khối lương m1 > m2 RTD tại cùng một độ cao thì:
A. Vận tốc chạm đất v1 > v2.
B. Vận tốc chạm đất v1 < v2.
C. Vận tốc chạm đất v1 = v2.
D. Không đủ cơ sở để kết luận.
- Câu 26 : Chọn câu đúng. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau 10s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ôtô. Vận tốc của ôtô sau khi được 6s có độ lớn là:
A. 2,5 m/s
B. 6m/s.
C. 7,5m/s
D. 9m/s.
- Câu 27 : Hai bạn Giang và Vân đi chơi ở một tòa nhà cao tầng. Từ tầng 19 của tòa nhà, Giang thả rơi viên bi A thì 1s sau thì Vân thả rơi viên bi B ở tầng thấp hơn 10m. Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào, ở đâu cho g = 9,8 m/s2.
A. 1,5s; 11,25m
B. 2,5s; 1,25m
C. 3,5s; 11,25m
D. 1,5s; 1,25m
- Câu 28 : ừ một đỉnh tháp cao 20m, người ta buông một vật. Sau 2s thì người ta lại buông vật thứ 2 ở tầng thấp hơn đỉnh tháp 5m. cho g = 10 m/s2. Hai vật có chạm đất cùng một lúc hay không và vận tốc lúc chạm đất của mỗi vật là bao nhiêu?
A. Không chạm đất cùng một lúc; v1 = 20m/s; v2 = 15,3m/s
B. Chạm đất cùng một lúc; v1 = 300m/s; v2 = 14,3m/s
C. Không chạm đất cùng một lúc; v1 = 100m/s; v2 = 16,3m/s
D. Chạm đất cùng một lúc; v1 = 200m/s; v2 = 17,3m/s
- Câu 29 : Ở một tầng tháp cách mặt đất 45m, một người thả rơi một vật. Một giây sau, người đó ném vật thứ hai xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném vật thứ hai. ( g = 10m/s2)
A. 15/3 m/s
B. 25/3 m/s
C. 35/3 m/s
D. 20/3 m/s
- Câu 30 : Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó, một viên bi B được bắn theo phương thẳng đứng từ dưới đất lên với vận tốc 25m/s tới va chạm vào bi A. Cho g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Tính thời điểm và tọa độ 2 viên bi gặp nhau.
A. 1,2s
B. 2,1s
C. 3,1s
D. 1,3s
- Câu 31 : Một viên bi A được thả rơi từ độ cao 30m. Cùng lúc đó, một viên bi B được bắn theo phương thẳng đứng từ dưới đất lên với vận tốc 25m/s tới va chạm vào bi A. Cho g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản không khí.Vận tốc mỗi viên bi khi gặp nhau.
A. – 11m/s
B. – 12m/s
C. – 15m/s
D. – 13m/s
- Câu 32 : Người ta thả rơi tự do hai vật A và B ở cùng một độ cao. Vật B được thả rơi sau vật A một thời gian là 0,1s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa chúng là 1m. Lấy g = 10m/s.
A. 1,04s
B. 1,01s
C. 1,05s
D. 1,03s
- Câu 33 : Một chất điểm chuyển động đều trên đường tròn tâm O, bán kính R, chu kì T. Tốc độ trung bình của vật sau khi quay được n vòng có giá trị là
A. \(\frac{{2\pi R}}{T}\).
B. \(\frac{{2\pi R}}{T}\)
C. \(\frac{{2\pi nR}}{T}\)
D. 0
- Câu 34 : Một đĩa tròn quay đều quanh trục đi qua tâm của nó. Hai điểm M và N nằm trên đĩa có khoảng cách đến tâm đĩa là . Tỷ số các tốc độ dài của điểm M so với của điểm N là
A. 1:2.
B. 4:1.
C. 1:4.
D. 2:1.
- Câu 35 : Nếu kim giây của một đồng hồ dài gấp 2 lần kim phút thì tốc độ dài của kim giây gấp bao nhiêu lần kim phút?
A. 60 lần.
B. 1/60 lần.
C. 120 lần.
D. 1/120 lần.
- Câu 36 : Mặt Trăng quay 1 vòng quanh Trái Đất hết 27 ngày đêm. Tốc độ góc của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là
A. 9,7. 10-3 rad/s.
B. 2,33. 106 rad/s.
C. 2,7. 10-6 rad/s.
D. 6,5. 10-5 rad/s.
- Câu 37 : Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Tốc độ góc của tàu đối với trục quay của Trái Đất là
A. 7,3.10-4 rad/s.
B. 7,3.10-5 rad/s.
C. 6,2.10-5 rad/s.
D. 6,2.10-4 rad/s.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do