Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD năm 2017-2018 Sở GD&ĐT Y...
- Câu 1 : Nếu bạn của em bị đánh gây thương tích nặng, em sẽ khuyên bạn làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.
B. tố cáo người đánh mình với cơ quan có thẩm quyền.
C. Tập hợp bạn bè để trả thù.
D. Chấp nhận vì sợ bị trả thù.
- Câu 2 : Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền khiếu nại?
A. Ông B tình cờ chứng kiến một vụ đưa tiền hối lộ
B. Chị Y nhận được giấy báo đền bù đất thấp hơn nhà hành xóm.
C. Anh H phát hiện một nhóm người đang mua bán ma túy trái phép.
D. Chị M phát hiện một chủ cơ sở kinh doanh đánh đập một lao động.
- Câu 3 : Phát hiện một nhóm thanh niên bẻ khóa lấy trộm tài sản của một nhà vắng chủ, Q đã báo cho cơ quan công an biết. Hành vi này thể hiện Q đã thực hiện quyền
A. khiếu nại.
B. dân chủ.
C. nhân thân.
D. tố cáo
- Câu 4 : Anh A sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền khiếu nại.
- Câu 5 : Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện quyền
A. tố cáo.
B. khiếu nại.
C. bãi nại.
D. khiếu nại và tố cáo.
- Câu 6 : Khi nhận được quyết định đuổi học của nhà trường dành cho mình mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Hiệu trưởng nhà trường.
B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
D. Tòa án nhân dân.
- Câu 7 : Nhân dân xã M làm đơn đề nghị chính quyền địa phương xem xét lại quyết định chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp mà nhân dân đang canh tác sang mục đích khác. Nhân dân xã M đã thực hiện quyền cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận.
B. Tố cáo.
C. Khiếu nại.
D. Tự do thông tin
- Câu 8 : A và B cùng làm ở công ty X. giờ giải lao A rủ các anh B,C,D chơi bài ăn tiền. Do nghi ngờ B ăn gian A đã lao vào đánh B gẫy tay. Những trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Cả A,B,C,D.
B. Cả B,C,D.
C. chỉ có A và B.
D. Chỉ có A.
- Câu 9 : Trên đường đi học về, H nhặt được chiếc điện thoại Iphone 7, về đến nhà H mở ra xem thấy nhiều thông tin nhảy cảm. Sau đó H gửi cho A,B,C cùng xem. B đã gửi thông tin đó lên mạng xã hội? Những trường hợp nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật đời tư của công dân?
A. Cả A,B,C.
B. A,B,H.
C. A và B.
D. Chỉ có B.
- Câu 10 : Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A,B,C định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu là một trong ba ông A,B,C em chọn cách giải quyết nào sau đây để đúng với quy định của pháp luật?
A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.
D. Đến trình báo với cơ quan công an.
- Câu 11 : Một nhóm các bạn học sinh nam lớp 12 đang bàn tán về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí.
B. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí.
C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí.
D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí.
- Câu 12 : Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. X mới học xong trung học phổ thông.
B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.
D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.
- Câu 13 : Q là học sinh lớp 12, em luôn tích cực tham gia học tập môn Giáo Dục Quốc phòng- An ninh và cho rằng môn học này sẽ giúp bản thân tham gia bảo vệ Tổ quốc. Theo em lựa chon nào dưới đây là đúng?
A. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là thực hiện nghĩa vụ học tập.
B. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện sức khỏe.
C. Không đúng, vì tham gia học môn này chỉ là để rèn luyện tính kỷ luật.
D. Đúng, vì môn học trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để bảo vệ Tổ quốc.
- Câu 14 : Ông S là chủ trang trại lợn tại tỉnh B đã trộn thêm hoạt chất systeamine (kích thích tăng trưởng, tạo nạc) cho vào thức ăn của lợn. Lựa chọn nào dưới đây là đúng?
A. Không vi phạm pháp luật.
B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
C. Vi phạm quy định không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
D. Không vi phạm đạo đức trong kinh doanh.
- Câu 15 : Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?
A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật.
B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.
C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.
D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.
- Câu 16 : Hai chị T và H cùng làm việc trong một phân xưởng may. Chị T đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi đượcgiám đốc cho nghỉ giữa giờ làm việc 30 phút. Chị H thấy vậy cảm thấy bất bình đã lên tiếng phản đổi vì cho rằngcon mình cũng mới 12 tháng sao mình không được nghỉ giữa giờ.Những ai đã hiểu đúng và thực hiện quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị T, chị H và giám đốc.
B. Giám đốc và chị T.
C. Giám đốc.
D. Chị H và giám đốc.
- Câu 17 : Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện
A. quyền tự do của học sinh trong lớp học.
B. quyền bình đẳng trong hội họp.
C. quyền dân chủ trực tiếp.
D. quyền dân chủ gián tiếp.
- Câu 18 : Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền đóng góp ý kiến.
C. Quyền kiểm tra giám sát.
D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
- Câu 19 : Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được Bố Mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Nguyên tắc phổ thông
B. Nguyên tắc bình đẳng.
C. Nguyên tắc trực tiếp.
D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
- Câu 20 : Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Công bằng.
B. Bình đẳng.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Trực tiếp.
- Câu 21 : Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T cố tình lén xem một số người hàng xóm có bầu mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
- Câu 22 : Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Đồng tình với ý kiến của A
B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X.
D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.
- Câu 23 : Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?
A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.
B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.
C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.
D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.
- Câu 24 : Bố A ứng cử đại biểu quốc hội. A vận động mọi người bỏ phiếu cho bố A. Khi a vận động em, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Bỏ cho bố A vì em chơi thân với bạn ấy.
B. Em không quan tâm thế nào cũng được.
C. Em khuyên A nên để mọi người tự do lựa chọn vì đi vận động bỏ phiếu sẽ vi phạm quyền bầu cử của công dân.
D. Lôi kéo người khác cùng bỏ phiếu cho bố bạn A.
- Câu 25 : Trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, gia đình ông N phát hiện quá trình đền bù của cán bộ địa phương cho nhà mình không đúng như quy định. Gia đình ông N cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
A. Làm đơn khiếu nại.
B. Làm đơn kêu cứu.
C. Đơn trình bày.
D. Đơn phản đối.
- Câu 26 : Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.
B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.
C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.
D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Câu 27 : Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.
C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.
D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.
- Câu 28 : Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là
A. tự do nói chuyện trong giờ học.
B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.
C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng trường học.
D. nói những điều mà mình thích.
- Câu 29 : Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
D. Tự do ngôn luận của công dân.
- Câu 30 : Ai được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?
A. Mọi công dân.
B. Cán bộ, công chức.
C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Đại biểu Quốc hội.
- Câu 31 : Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân
A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.
B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân.
C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.
D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội.
- Câu 32 : Công dân sử dụng quyền nào dưới đây khi có căn cứ đó là hành vi tham nhũng?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền khiếu nại.
- Câu 33 : Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông
B. Trực tiếp.
C. Bỏ phiếu kín.
D. Bình đẳng.
- Câu 34 : Chị A bị giám đốc kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị A cho rằng quyết định này là sai, xâm phạm đến quyền lợi của mình. Vậy chị A cần sử dụng quyền nào dưới đây theo quy định của pháp luật?
A. quyền tố cáo.
B. quyền khiếu nại.
C. quyền bình đẳng của công dân.
D. quyền tự do ngôn luận.
- Câu 35 : Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện
A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
D. quyền học không hạn chế.
- Câu 36 : Bạn A đang là học sinh lớp 12 nhưng lại thường có thơ đăng báo. Vậy A đã thực hiện quyền nào dưới đâu của mình?
A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tự do.
- Câu 37 : Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh
A. phải có vốn.
B. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.
C. phải có kinh nghiệm kinh doanh.
D. phải có giấy phép kinh doanh.
- Câu 38 : Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng kí kinh doanh?
A. 17 tuổi.
B. 18 tuổi.
C. 20 tuổi.
D. 21 tuổi.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại