Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 10 trường THPT Pha...
- Câu 1 : Chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính r=15m, với vận tốc dài 54 km/h/ Gia tốc hướng tâm của chất điểm là:
A. \({a_{ht}} = 225m/{s^2}\)
B. \({a_{ht}} = 1m/{s^2}\)
C. \({a_{ht}} = 30m/{s^2}\)
D. \({a_{ht}} = 15m/{s^2}\)
- Câu 2 : Gọi s là quãng đường, v là vận tốc, t là thời gian chuyển động. Công thức nào sau đây là công thức đúng tính quãng đường của chuyển động thẳng đều
A. \(s = \frac{v}{t}\)
B. \(s = v.{t^2}\)
C. \(s = {v^2}.t\)
D. \(s = v.t\)
- Câu 3 : Hai vật cùng xuất phát, chuyển động thẳng nhanh dần đều từ một vị trí. Sau cùng một thời gian thì vật tốc của vật (2) lớn gấp đôi vận tốc của vật (1). Tỉ số hai quãng đường đi của vật là:
A. \(\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{s}}_{\rm{2}}}}} = \frac{{\rm{1}}}{{\rm{4}}}\)
B. \(\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{s}}_{\rm{2}}}}} = \frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}\)
C. \(\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{s}}_{\rm{2}}}}} = 2\)
D. \(\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{s}}_{\rm{2}}}}} = 4\)
- Câu 4 : Một vật được thả rơi từ độ cao 19,6 m. lấy g=9,8 m/s2. vận tốc của vật khi chạm đất là :
A. \(v = 9,6m/s\)
B. \(v = 19,6m/s\)
C. \(v = 16,9m/s\)
D. \(v = 9,8m/s\)
- Câu 5 : Trong chuyển động thẳng đều véc tơ vận tốc tức thời và véc tơ vận tốc trung bình trong khoảng thời gian bất kỳ có
A. Cùng phương, cùng chiều và độ lớn không bằng nhau
B. Cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau
C. Cùng phương, cùng chiều và độ lớn bằng nhau
D. Cùng phương, ngược chiều và độ lớn không bằng nhau
- Câu 6 : Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4m/s2 có nghĩa là
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4m/s
B. Lúc vận tốc bằng 2m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6m/s
C. Lúc vận tốc bằng 2/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8m/s
D. Lúc vận tốc bằng 4m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12m/s
- Câu 7 : Biểu thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa tốc độ góc , tốc độ dài (v), chu kì quay (T), và tần số (f) của chuyển động tròn đều?
A. \(v = \omega r = 2\pi fr = \frac{{2\pi }}{T}r\)
B. \(v = \frac{\omega }{r} = 2\pi fr = \frac{{2\pi }}{T}r\)
C. \(v = \omega r = 2\pi Tr = \frac{{2\pi }}{f}r\)
D. \(v = \omega r = 2\pi f{r^2} = \frac{\pi }{T}r\)
- Câu 8 : Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được quãng đường s1= 12m và s2= 32 m trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là 2s. Gia tốc chuyển động của vật là :
A. 10 m/s2
B. 2,5 m/s2.
C. 5 m/s2.
D. 2 m/s2.
- Câu 9 : Một ôtô chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 2m/s2. Quãng đường đi của xe sau khi hãm phanh 2 giây và cho đến khi dừng hẳn lần lượt là :
A. 16m và 25m.
B. 16m và 72m.
C. 16m và 36m.
D. 16m và 18m.
- Câu 10 : Điều nào sau đây là SAI khi nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều
A. Độ lớn của gia tốc hướng tâm \(a = \frac{{{v^2}}}{r}\)
B. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
C. Véctơ gia tốc luôn hướng vào tâm đường tròn quỹ đạo
D. Véc tơ gia tốc vuông góc với véc tơ vận tốc tại mọi thời điểm.
- Câu 11 : Vận tốc của một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox cho bởi hệ thức \(v = 10 - 2t(m/s)\). Vận tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1=2s đến t2= 4s là
A. 2 m/s
B. 3m/s
C. 1 m/s.
D. 4 m/s
- Câu 12 : Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động thẳng đều
A. Tại mọi thời điểm véctơ vận tốc như nhau.
B. Vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
C. Véc tơ vận tốc có hướng không thay đổi.
D. Vận tốc luôn có giá trị dương.
- Câu 13 : Lúc 7h sáng một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 16 km. Cả hai chuyển động thẳng đều với vận tốc 12 km/h và 4 km/h. Người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ vào thời điểm và vị trí nào sau đây :
A. Lúc 9h, tại vị trí cách chỗ khởi hành 24 km
B. Lúc 9h, tại vị trí cách chỗ khởi hành 16 km.
C. Lúc 9h, tại vị trí cách chỗ khởi hành 4 km.
D. Lúc 9h, tại vị trí cách chỗ khởi hành 12 km.
- Câu 14 : Biểu thức nào sau đây dùng để xác định gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều ? với v0, vt là vận tốc tại các thời điểm t0 và t.
A. \(a = \frac{{{v_t} - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)
B. \(a = \frac{{v_t^2 + v_0^2}}{{t - {t_0}}}\)
C. \(a = \frac{{{v_t} + {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)
D. \(a = \frac{{v_t^2 - v_0^2}}{{t - {t_0}}}\)
- Câu 15 : Lúc 8h một ôtô đi qua A trên một đường thẳng với vận tốc 10 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó tại một điểm B cách A 560m, một xe thứ hai khởi hành đi ngược chiều với xe thứ nhất chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau là ?
A. Lúc 8 giờ 30 s, Nơi gặp nhau cách A 240m.
B. Lúc 8 giờ 40 s, Nơi gặp nhau cách A 240m.
C. Lúc 8 giờ 40 s, Nơi gặp nhau cách A 120m.
D. Lúc 8 giờ 30 s, Nơi gặp nhau cách A 120m.
- Câu 16 : Một quả cầu được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc đầu 15m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g= 10m/s. Vận tốc và trí của quả cầu sau khi ném 2s là :
A. v =10m/s, cách mặt đất 10m
B. v =10m/s, cách mặt đất 20m
C. v =5m/s, cách mặt đất 10m.
D. v =5m/s, cách mặt đất 20m
- Câu 17 : Một vật rơi từ độ cao h. Biết trong trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 15m. Thời gian rơi của vật là : (lấy g=10 m/s2)
A. t =2 s.
B. t =1s.
C. t =1,5 s
D. t =3s.
- Câu 18 : Chuyển động thẳng biến đổi đều có tọa độ x, quãng đường s, vận tốc v, thời gian chuyển động t, gia tốc a. Công thức nào sau đây là SAI ?
A. \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)
B. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)
C. \({v^2} + v_0^2 = 2{\rm{as}}\)
D. \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\)
- Câu 19 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do ?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Tại một nơi và gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Lúc t=0 thì \(v \ne 0\)
- Câu 20 : Điều nào sau đây là SAI khi nói về tọa độ của vật chuyển động thẳng đều?
A. Tọa độ biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.
B. Tọa độ có thể âm dương hoặc bằng không
C. Tọa độ biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
D. Tọa độ luôn thay đổi theo thời gian.
- Câu 21 : Phương trình chuyển động của một vật có dạng \(x = 3 - 4t + 2{t^2}\). Công thức vận tốc tức thời của vật là :
A. \(v = 4(t - 1)\)m/s.
B. \(v = 2(t - 2)\)m/s.
C. \(v = 2(t - 1)\)m/s.
D. \(v = 2(t + 2)\)m/s.
- Câu 22 : Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 2s. Vận tốc dài của một điểm nằm trên vành đĩa là :
A. v=3,14 m/s.
B. v =314 m/s
C. v =0,314 m/s
D. v =31,4 m/s
- Câu 23 : Một ôtô chạy từ tỉnh A đến tỉnh B. Trong nửa đoạn đường xe chuyển động với vận tốc 40 km/h. Trong nửa đoạn đường sau xe chạy với vận tốc 60 km/h. Hỏi tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường AB là :
A. 48 km/h.
B. 24 km/h.
C. 50 km/h.
D. 40 km/h.
- Câu 24 : Một vật chuyển động với phương trình \(x = 6t + 2{t^2}\). Kết luận nào sau đây là sai ?
A. Gia tốc của vật là 2 m/s2.
B. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
C. Vận tốc ban đầu của vật là 6 m/s.
D. Vật chuyển động nhanh dần đều
- Câu 25 : Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Gia tốc biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.
B. Vận tốc biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
C. Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau luôn là một hằng số.
D. Quãng đường đi biên thiên theo hàm bậc hai của thời gian.
- Câu 26 : Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Sau thời gian bao lâu xe đạt vận tốc 36 km/h ?
A. t = 100s
B. t = 360s
C. t = 200s
D. t = 300s
- Câu 27 : Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều quãng đường đi được trong giây thứ 3 là là 8m và quãng đường đi được trong giây thứ 6 là 2m. Vận tốc đầu và gia tốc của vật là:
A. \({v_0} = 10m/s,a = - 1m/{s^2}\)
B. \({v_0} = 16m/s,a = - 3m/{s^2}\)
C. \({v_0} = 14m/s,a = - 4m/{s^2}\)
D. \({v_0} = 13m/s,a = - 2m/{s^2}\)
- Câu 28 : Công thức nào sau đây dùng tính vận tốc góc của vật chuyển động tròn đều ?
A. \(\omega = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta {t^2}}}\)
B. \(\omega = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\)
C. \(\omega = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\)
D. \(\omega = \frac{{\Delta \varphi }}{R}\)
- Câu 29 : Biểu thức gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều là :
A. \({a_{ht}} = {\omega ^2}r\)
B. \({a_{ht}} = \omega r\)
C. \({a_{ht}} = v.r\)
D. \({a_{ht}} = {v^2}r\)
- Câu 30 : Trong chuyển động thẳng đều?
A. Quảng đường đi được s tỷ lệ với vận tốc v.
B. Toạn độ x tỷ lệ với vận tốc v.
C. Tọa độ x tỷ lệ với thời gian chuyển động t.
D. Quảng đường đi được s tỷ lệ thuận với thời gia chuyển động t.
- Câu 31 : Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều \(\left( {{v^2} - v_0^2 = 2as} \right)\) , điều kiện nào dưới đây là đúng?
A. a < 0; v 0.
B. a > 0; v < v0.
C. a > 0; v > v0
D. a < 0; v > v0
- Câu 32 : Chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
A. Quỹ đạo là một đường tròn
B. Véc tơ vận tốc không đổi
C. Tốc độ góc không đổi
D. Véc tơ gia tốc luôn hướng vào tâm
- Câu 33 : Chọn đáp án đúng? Công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì.
A. v luôn dương
B. a luôn dương
C. a luôn cùng dấu với v
D. a luôn ngược dấu với v
- Câu 34 : Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Thời gian vật rơi chạm đất là 4 s. Lấy g = 10(m/s2)Độ cao h là:
A. 40m
B. 80m
C. 125m
D. 45m
- Câu 35 : Một đĩa tròn bán kính 20 cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2s. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng bao nhiêu?
A. v = 62,8m/s.
B. v = 3,14 m/s.
C. v = 628m/s.
D. v = 6,28 m/s.
- Câu 36 : Một vật chuyển động trên trục toạ độ Ox có phương trình: x = -4t2 + 10t - 6. (x tính bằng m, t tính bằng s),( t0=0). kết luận nào sau đây là đúng:
A. Vật có gia tốc - 4m/s2 và vận tốc đầu 10m/s
B. Vật có gia tốc -2m/s và vận tốc đầu 10 m/s.
C. Vật đi qua gốc toạ độ tại thời điểm t=2s
D. Phương trình vận tốc của vật : v = -8t + 10 (m/s).
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do