Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 năm 2019 - 2020...
- Câu 1 : Xác định tác giả của câu nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Khổng tử.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Nguyễn Trãi.
- Câu 2 : Đặc điểm nào thể hiện không phải là tình yêu chân chính
A. Có sự thông cảm, chia sẻ, hiểu biết và nâng đỡ nhau.
B. Tự trọng và tôn trọng lẫn nhau.
C. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
D. Đem lại hạnh phúc cho cả hai người.
- Câu 3 : Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính:
A. Tự điều chỉnh
B. Bắt buộc.
C. Tự giác.
D. Tự hoàn thiện.
- Câu 4 : Gia đình là gì?
A. Là nơi thực hiện chức năng làm kinh tế phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mình.
B. Là nơi con người sinh ra và lớn lên nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Là môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu cho mỗi thành viên.
D. Là cộng đồng người chung sống, gắn bó với nhau bỡi hai mối quan hệ cơ bản hôn nhân, và quan hệhuyết thống.
- Câu 5 : Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện ở chỗ:
A. Nam nữ được tự do sống chung với nhau, không cần sự can thiệp của gia đình và pháp luật.
B. Nam nữ tự do yêu nhau và lập gia đình.
C. Nam nữ tự do chọn lựa người bạn đời của mình.
D. Nam nữ tự do kết hôn theo luật định, đồng thời cũng có quyền tự do trong ly hôn.
- Câu 6 : Một gia đình……….không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở
thành một tế bào lành mạnh của xã hội.A. Vui vẻ.
B. Đạo đức.
C. May mắn.
D. Hạnh phúc.
- Câu 7 : Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức luôn biến đổi theo
A. Sự vận động của xã hội
B. Đời sống của con người
C. Sự vận động và phát triển của xã hội.
D. Sự phát triển của xã hội.
- Câu 8 : Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người:
A. Tối lửa tắt đèn có nhau.
B. Thương người như thể thương thân.
C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
D. Chia ngọt sẻ bùi.
- Câu 9 : Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những …… đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống
hàng ngày.A. Những thói quen, những trật tự nề nếp từ lâu đời.
B. Những quy tắc, những chuẩn mực.
C. Những quy tắc, những thỏa thuận.
D. Những quy định có tính nguyên tắc.
- Câu 10 : Nơi đăng ký kết hôn là:
A. Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi hai người yêu nhau sinh sống.
B. Toà án nhân dân quận, huyện nơi hai người yêu nhau sinh sống.
C. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hai người yêu nhau sinh sống.
D. Khu phố, thôn ấp nơi hai người yêu nhau sinh sống.
- Câu 11 : Trên đường đi học về A lái xe máy vượt đèn đỏ và gây tai nạn cho người khác. Hành vi của A
là vi phạm?A. Đạo đức và pháp luật.
B. Pháp luật.
C. Đạo đức.
D. Luật giao thông đường bộ
- Câu 12 : Đối với cá nhân, đạo đức góp phần
A. Ổn định gia đình.
B. Phát triển bền vững gia đình.
C. Tạo nên hạnh phúc gia đình.
D. Hoàn thiện nhân cách con người.
- Câu 13 : Vợ chồng bình đẳng với nhau, nghĩa là:
A. Vợ và chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình.
B. Vợ và chồng làm việc và hưởng thụ như nhau.
C. Vợ và chồng có nghĩa vụ giống nhau trong gia đình.
D. Vợ và chồng bình đẳng về quyền lợi theo pháp luật.
- Câu 14 : Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của chính mình thì người đó
được coi là có:A. Ý chí vươn lên
B. Lòng tự trọng
C. Tính tự tin
D. Tinh thần tự chủ
- Câu 15 : Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng,
thỏa mãn….về vật chất và tinh thần.A. Các mơ ước, hoài bão.
B. Các điều kiện đầy đủ, hoàn hảo.
C. Các nhu cầu chân chính, lành mạnh.
D. Các ham muốn tột cùng.
- Câu 16 : Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái đó là:
A. Trong sáng thanh thản và cắn rứt lương tâm.
B. Trong sáng vô tư và thương cảm, ái ngại.
C. Trong sáng thanh thản và sung sướng.
D. Hứng khởi vui mừng và buồn phiền, bực tức.
- Câu 17 : Luật hôn nhân và gia đình nước ta quy định độ tuổi kết hôn là:
A. Nữ 18, nam 20
B. Nữ 18, nam 18
C. Nữ 20, nam 22
D. Nữ 18, nam 22
- Câu 18 : Chọn câu trả lời đầy đủ nhất: Các chức năng cơ bản của gia đình là:
A. Chăm lo nuôi dạy con nên người.
B. Duy trì nòi giống, kinh tế, nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
C. Duy trì nòi giống, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng con cái.
D. Duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dạy và giáo dục con cái.
- Câu 19 : Đối với gia đình đạo đức là
A. Nền tảng hạnh phúc
B. Sức khỏe của cơ thể sống
C. Là một cơ thể sống.
D. Hoàn thiện nhân cách
- Câu 20 : Nghĩa vụ là gì?
A. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cộng đồng đối với yêu cầu lợi ích chung của xã hội.
B. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân này đối với cá nhân khác trong xã hội.
C. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
D. Nghĩa vụ là bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng của xã hội.
- Câu 21 : Hành vi nào sau đây không mang lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội?
A. Giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, người già tàn tật.
B. Sống, học tập và làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội.
C. Làm mọi việc để đạt được mục đích tư lợi cho bản thân.
D. Tham gia các hoạt động công ích.
- Câu 22 : Danh dự là:
A. Đức tính đã được tôn trọng và đề cao.
B. Uy tín đã được xác nhận và suy tôn.
C. Năng lực đã được khẳng định và thừa nhận.
D. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
- Câu 23 : Tình yêu chân chính diễn ra theo ba giai đoạn nào?
A. Tình yêu - hôn nhân - gia đình hạnh phúc.
B. Hôn nhân - tình yêu - gia đình hạnh phúc.
C. Tình yêu - gia đình - hôn nhân hạnh phúc.
D. Gia đình hạnh phúc - hôn nhân - tình yêu.
- Câu 24 : Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người……..hơn vào bản thân.
A. Thỏa mãn.
B. Hài lòng.
C. Tự trọng.
D. Tự tin.
- Câu 25 : Nếu bố mẹ kiên quyết buộc nghỉ học để kết hôn, thì em cần phải làm gì?
A. Vì sự hiếu thảo, em vâng lời bố mẹ.
B. Bỏ nhà trốn đi tạm thời để thể hiện thái độ từ chối dứt khoát của mình.
C. Phối hợp với người thân, nhà trường, địa phương thuyết phục
D. Thuyết phục bố mẹ để từ chối kết hôn, tập trung cho việc học.
- Câu 26 : Câu nào sau đây là đúng khi nói về người có đạo đức.
A. Người có đạo đức, trong điều kiện bình thường chỉ quan tâm đến người khác, quên bản thân.
B. Người có đạo đức biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lọi ích chung
C. Người có đạo đức biết tự điều chỉnh hành vi trong một số trường hợp có lợi cho mình.
D. Người có đạo đức chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân.
- Câu 27 : Nhân phẩm là toàn bộ ……… mà mỗi con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị
làm người của mỗi con người.A. Những ý chí
B. Những phẩm chất
C. Những năng lực
D. Những cá nhân
- Câu 28 : Cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình như thế nào?
A. Theo lợi ích của gia đình.
B. Theo hành động của nhiều người khác.
C. Theo suy nghĩ của mình.
D. Theo quy tắc và chuẩn mực chung của xã hội.
- Câu 29 : Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được …. luôn làm điều tốt và ngăn ngừa
điều xấu.A. Một năng lực tiềm tàng
B. Một sức mạnh tinh thần
C. Một vũ khí sắc bén
D. Một ý chí mạnh mẽ
- Câu 30 : Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh phù hợp với các quan niệm
………….của xã hội.A. Phong tục tập quán.
B. Đạo đức tiến bộ.
C. Lối sống cộng đồng.
D. Truyền thống.
- Câu 31 : Đạo đức là hệ thống …… mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội:A. Các hành vi, việc làm mẫu mực.
B. Các quy tắc, chuẩn mực xã hội.
C. Các quan niệm, quan điểm xã hội.
D. Các nề nếp, thói quen của cộng đồng.
- Câu 32 : Lương tâm là năng lực ……. hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác
và xã hội.A. Tự phát hiện và đánh giá.
B. Tự đánh giá và điều chỉnh.
C. Tự nhắc nhở và phê phán.
D. Tự theo dõi và uốn nắn.
- Câu 33 : Trường hợp nào sau đây có lòng tự trọng.
A. Không đi nhờ xe của bạn.
B. Không “quay cop” bài của bạn trong kiểm tra.
C. Không mượn tập bạn để chép bài.
D. Không nhờ bạn giảng giải những bài toán khó.
- Câu 34 : Một người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh , luôn thực hiện tốt
nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và những người khác là người cóA. nghĩa vụ;
B. lương tâm;
C. nhân phẩm;
D. danh dự
- Câu 35 : “Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội” làA. phong tục – tập quán
B. quy tắc xử sự
C. pháp luật
D. đạo đức
- Câu 36 : Một người sống theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” có nghĩa họ đã không làm đúng với
ý nghĩa của phạm trù nào dưới đây?A. nghĩa vụ;
B. lương tâm;
C. nhân phẩm;
D. danh dự
- Câu 37 : Một trong những đặc điểm của tình yêu chân chính là:
A. sở hữu nhau;
B. thay đổi nhau;
C. quan tâm sâu sắc;
D. sống chết vì nhau
- Câu 38 : Các học sinh Việt Nam tham gia các kỳ thi Olimpic quốc tế là biểu hiện của nội dung
nào dưới đây?A. Hợp tác
B. Hòa nhập
C. Danh dự
D. Tự trọng
- Câu 39 : Đạo đức là cơ sở để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, vì sự phát triển của con người là
là biểu hiện vai trò nào sau đây?A. Đối với cá nhân
B. Đối với tập thể
C. Đối với gia đình
D. Đối với xã hội
- Câu 40 : Một cá nhân thường xuyên làm điều trái với đạo đức mà không cảm thấy xấu hổ, hối hận
là kẻA. vô kỷ luật;
B. vô tổ chức;
C. vô lương tâm;
D. vô nhân tính
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội