Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường T...
- Câu 1 : Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 2,52
B. 3,28
C. 2,72
D. 3,36
- Câu 2 : Cho 0,5 mol hỗn hợp E chứa 2 este đều đơn chức, mạch hở tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 64,8 gam Ag. Mặt khác đun nóng 37,92 gam hốn hợp E trên với 320 ml dung dịch NaOH 2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn Y và 20,64 gam hỗn hợp chứa 2 ancol no trong đó oxi chiếm 31,0% về khối lượng. Đốt cháy hết phần rắn Y thu được x mol CO2, y mol H2O và Na2CO3. Tỉ lệ x:y là ?
A. 17 :9
B. 7 :6
C. 14 : 9
D. 4 : 6
- Câu 3 : Thủy phân hỗn hợp hai este gồm metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sau phản ứng thu được:
A. 1 muối và 2 ancol.
B. 2 muối và 2 ancol.
C. 1 muối và 1 ancol.
D. 2 muỗi và 1 ancol.
- Câu 4 : Dung dịch để làm thuốc tăng lực trong y học là :
A. Saccarozơ
B. Glucozơ
C. Fructozơ
D. Mantozơ
- Câu 5 : Cho dãy các chất: CH3-NH2; NH3; C6H5NH2 (anilin), NaOH . Chất có lực bazo nhỏ nhất trong dãy là ?
A. CH3-NH2
B. NH3
C. C6H5NH2 (anilin)
D. NaOH
- Câu 6 : Đốt cháy hoàn toàn m gam C2H5NH2 thu được sản phẩm gồm H2O, CO2 và 1,12 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là ?
A. 18,0.
B. 9,0.
C. 4,5.
D. 13,5.
- Câu 7 : Cho 35 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đimetylmetylamin tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:
A. 45,65 gam.
B. 45,95 gam.
C. 36,095 gam.
D. 56,3 gam.
- Câu 8 : Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z = 29) ở trạng thái cơ bản là ?
A. 1s22s22p63s23p63d104s1.
B. 1s22s22p63s23p63d94s2.
C. 1s22s22p63s23p64s13d10.
D. 1s22s22p63s23p64s23d9.
- Câu 9 : Khi tăng dần nhiệt độ, khả năng dẫn điện của hợp kim :
A. Tăng.
B. Giảm rồi tăng.
C. Giảm.
D. Tăng rồi giảm.
- Câu 10 : Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 2,24 lít.
B. 1,12 lít.
C. 0,56 lít.
D. 4,48 lít.
- Câu 11 : Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm?
A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Điều chế kim loại kiềm hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt kim loại.
C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
D. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
- Câu 12 : Sục 5,6 lít CO2 vào 200 ml dd chứa hỗn hợp NaOH 0,5M; KOH 1M; Ba(OH)2 0,25M. Kết tủa thu được có khối lượng là:
A. 14,775g
B. 9,85g
C. 19,7g
D. 29,55g
- Câu 13 : Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm khối lượng Al trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 14
B. 32,5
C. 24
D. 24,5
- Câu 14 : Một dung dịch chứa a mol H2SO4 hòa tan hết b mol Fe thu được khí A và 22,8 gam muối khan. Cho a : b = 6 : 2,5. Giá trị của a, b lần lượt là ?
A. 0,32 và 0,13.
B. 0,12 và 0,05.
C. 0,15 và 0,0625.
D. 0,6 và 0,25.
- Câu 15 : Cho 7,28 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và KNO3 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch X hòa tan được tói m gam Cu. Giá trị của m là:
A. 1,92.
B. 1,20.
C. 1,28.
D. 0,64.
- Câu 16 : Trong nước ngầm thường có sắt (II) hidrocacbotnat và sắt(II) sunfat. Hàm lượng sắt trong nước cao làm cho nước mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt, người ta hay dùng biện pháp:
A. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn nhằm cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp xúc nhiều với không khí rồi để lắng, lọc.
B. Sục không khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên.
C. Sục clo vào bể nước mới hút từ giếng khoan lên với một liều thích hợp.
D. Một trong ba phương pháp trên.
- Câu 17 : Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là:
A. Ozon.
B. Oxi.
C. Lưu huỳnh đioxit.
D. Cacbon đioxit.
- Câu 18 : Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. O2.
B. SO2.
C. CO2.
D. N2.
- Câu 19 : Cho các phát biểu sau:(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
- Câu 20 : Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri panmitat, natristerat (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit thõa mãn:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
- Câu 21 : Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ?
A. AgNO3/NH3 và NaOH.
B. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.
C. HNO3 và AgNO3/NH3.
D. Nước brom và NaOH.
- Câu 22 : Chất nào sau đây không bị thuỷ phân trong môi trường kiềm là ?
A. Glyxylvalin.
B. Triolein.
C. Saccarozơ.
D. Phenyl fomat.
- Câu 23 : Phân tử polime nào sau chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Polietilen.
B. Poliacrilonitrin.
C. Poli(vinyl axetat).
D. Poli(vinyl axetat).
- Câu 24 : Poli(vinyl clorua)(PVC) là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa. Phần trăm khối lượng của clo trong PVC gần bằng:
A. 37%.
B. 47%.
C. 67%
D. 57%.
- Câu 25 : Cho dãy các polime sau: Polietilen; xenlulozơ; nilon-6,6; amilozơ; ninlon-6; tơ nitron; polibutađien; tơ visco. Số polime tổng hợp trong dãy là:
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
- Câu 26 : Chất tác dụng với Cu(OH)2 cho phức màu xanh tím là ?
A. Aminoaxit.
B. Amin.
C. Đipeptit.
D. Tripeptit .
- Câu 27 : Cho các phát biểu sau:(a) Trong peptit mạch hở amino axit đầu N có nhóm NH2.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
- Câu 28 : Thủy phân hoàn toàn 7,46 gam pentapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các α-amino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 11,10 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 7,46 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là ?
A. 8,9
B. 10,75
C. 11,11
D. 12,55
- Câu 29 : Tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại là?
A. Dễ bị khử.
B. Tính oxi hóa.
C. Tính khử.
D. Tác dụng với phi kim.
- Câu 30 : Các kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Trong số các kim loại : vàng , bạc , đồng , nhôm thì kim loại dẫn điện tốt nhất là :
A. Đồng.
B. Vàng.
C. Bạc.
D. Nhôm.
- Câu 31 : Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170°C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Trong X có ba nhóm –CH3.
B. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.
C. Chất Y là ancol etylic.
D. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
- Câu 32 : Tripeptit M và tetrapeptit Q được tạo từ một amino axit X mạch hở (phân tử chỉ chứa một nhóm NH2). Phần trăm khối lượng nitơ trong X bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M,Q (Có tỉ lệ số mol 1:1) trong môi trường Axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 3,76 gam X. Giá trị của m là ?
A. 12,58 gam.
B. 4,195 gam.
C. 8,389 gam.
D. 25,167 gam.
- Câu 33 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lipit?
A. Là chất béo.
B. Không tan trong các dung môi hữu cơ như :ete, cloroform,..
C. Là hợp chất chỉ có nhóm este trong phân tử.
D. Có trong tế bào sống, bao gồm chất béo, sáp,steroit,...
- Câu 34 : Dãy các polime khi đốt cháy hoàn toàn đều thu được khí N2 là :
A. Tơ olon, tơ tằm, tơ capron, cao su buna-N.
B. Tơ lapsan, tơ enang, tơ nilon-6, xenlulozơ.
C. Protein, nilon-6,6, poli(metyl metacrylat), PVC.
D. Amilopectin, cao su buna-S, tơ olon, tơ visco.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ