Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 12 năm 2021 Trường...
- Câu 1 : Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. Cha mẹ được quyền đánh khi con hư.
B. Bất kì ai cũng không được quyền đánh người khác.
C. Ông bà được đánh cháu để dạy bảo.
D. Chỉ những người có thẩm quyền mới được quyền đánh người khác.
- Câu 2 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân vừa ..........
A. trái lương tâm vừa bị dư luận lên án.
B. xúc phạm đến người khác vừa vi phạm pháp luật.
C. trái đạo đức vừa vi phạm quy phạm xã hội.
D. trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật.
- Câu 3 : Hai sinh viên M và N cùng thuê nhà trọ của ông L. Do chưa có tiền trả nên ông L yêu cầu hai bạn ra khỏi nhà, nhưng hai bạn không đồng ý. Ông L đã khóa cửa nhốt M và N một buổi sáng. Hành vi của ông L đã xâm phạm đến quyền gì?
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm thân thể.
C. được bảo hộ về sức khỏe.
D. được bảo hộ về tính mạng.
- Câu 4 : Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền nào?
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 5 : Đâu không phải là hoạt động thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Chế tạo ra máy giặt
B. Viết bài gửi đăng báo
C. Thiết kế kiểu dáng công nghiệp
D. Làm nghề sửa chữa điện tử
- Câu 6 : Hoàn thành nội dung phát biểu sau: Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được .............
A. tự do nói bất cứ vấn đề gì mình muốn.
B. tập trung đông người bàn luận các vấn đề mình muốn.
C. trực tiếp có ý kiến xây dựng trong các cuộc họp.
D. tự do phát biểu quan điểm của mình ở mọi nơi.
- Câu 7 : Nhận định nào đúng: Phạm tội quả tang là người ..............
A. đang thực hiện tội phạm
B. chuẩn bị thực hiện tội phạm.
C. ngay sau khi thực hiện tội phạm thí bị phát hiện.
D. ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.
- Câu 8 : Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lý quan trọng để làm gì?
A. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri, dưới sự lãnh đạo của nhà nước.
B. nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
C. hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương.
D. thực hiện cơ ché “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Câu 9 : Trên đường đi học về, H bị hai thanh niên trêu ghẹo. H phản đối thì bị họ đánh trọng thương. Trong trường hợp này hai thanh niên đã xâm phạm quyền gì?
A. dân chủ cơ bản của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. bất khả xâm phạm về thân thể.
- Câu 10 : Theo quy định của pháp luật bị can được hiểu là người gì?
A. tố cáo
B. bị khởi tố điều tra
C. liên quan
D. đưa ra xét xử
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại