Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn GDCD 10 năm 2021 Trường...
- Câu 1 : Lương tâm là gì?
A. Lương tâm là năng lực tự điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân đối với những người xung quanh
B. Lương tâm là sự đánh giá của xã hội về mối quan hệ cá nhân đối với xã hội và những người xung quanh
C. Lương tâm là sự nhận thức của cá nhân đối với chuẩn mực đạo đức của xã hội
D. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội
- Câu 2 : Gia đình là gì?
A. Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau từ hai mối quan hệ dòng tộc và huyết thống
B. Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ kết hôn và ly hôn
C. Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau cùng hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống
D. Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau cùng hai mối quan hệ hôn nhân và bạn bè
- Câu 3 : Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng (…) trong văn bản dưới đây: “Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm của mình sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị ….”
A. phê phán và chỉ trích
B. xa lánh và ghét bỏ
C. ghét bỏ và coi thường
D. coi thường và khinh rẻ
- Câu 4 : Hôn nhân là gì?
A. Quan hệ giữa những người yêu nhau chân chính và đã được gia đình hai bên chấp nhận
B. Quan hệ giữa những người yêu nhau chân chính
C. Quan hệ giữa vợ chồng sau khi đã kết hôn
D. Quan hệ kết hôn giữa hai người yêu nhau chân chính và sống với nhau như vợ chồng
- Câu 5 : Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng(…) trong văn bản dưới đây: “Tự ái là việc do quá nghĩ tới bản thân, đề cao “cái tôi” nên có thái độ….. khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường.”
A. Căm thù, chán nản, khó chịu
B. Trách mắng, chửi bới
C. Buồn phiền, chán nản, tự ti
D. Bực tức, khó chịu, giận dỗi
- Câu 6 : Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng (….) trong văn bản dưới đây: “Tình yêu chân chính làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn. Bởi vì, tình yêu là ………mạnh mẽ để cá nhân vươn lên hoàn thiện mình.”
A. Mục tiêu
B. Động cơ
C. Động lực
D. Sức sống
- Câu 7 : Tại ngã tư đường phố, bạn A nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Hành động nào sau đây làm cho lương tâm bạn A được thanh thản, trong sáng?
A. Trách cụ: sao cụ không ở nhà mà ra đường đi đâu lung tung làm cản trở giao thông
B. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được
C. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường
D. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường
- Câu 8 : Sự đánh giá của xã hội đối với người có nhân phẩm là gì?
A. Đặc biệt tôn trọng và nể phục
B. Rất cao, được kính trọng và có vinh dự lớn
C. Người điển hình trong xã hội
D. Rất cao và khâm phục
- Câu 9 : Chọn câu đầy đủ và đúng nhất: Người có danh dự là người như thế nào?
A. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ
B. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế những nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, biết tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người khác
C. Biết kiềm chế nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, biết tôn trọng danh dự của mình và người khác
D. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế những ham muốn không chính đáng của mình, biết tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác
- Câu 10 : Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện ở chỗ nào?
A. Nam nữ được tự do sống chung với nhau, không cần sự can thiệp của gia đình và pháp luật
B. Nam nữ tự do yêu nhau và lập gia đình
C. Nam nữ tự do chọn lựa người bạn đời của mình
D. Nam nữ tự do kết hôn theo luật định, đồng thời cũng có quyền tự do trong ly hôn
- Câu 11 : Khi nhu cầu và lợi ích của cá nhân không phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội thì cá nhân phải làm gì?
A. Chỉ lo cho nhu cầu và lợi ích của cá nhân, không cần thiết phải nghĩ đến lợi ích chung
B. Làm cho nhu cầu và lợi ích của xã hội phải phục vụ lợi ích cá nhân
C. Ưu tiên cho nhu cầu lợi ích cá nhân, sau đó mới đến lợi ích xã hội
D. Đặt nhu cầu lợi ích của xã hội lên trên và phải biết hy sinh quyền lợi ích riêng vì lợi ích chung
- Câu 12 : Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình thì được coi là người có .........
A. Tinh thần tự chủ
B. Tính tự tin
C. Bản lĩnh
D. Lòng tự trọng
- Câu 13 : Vì sao danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau?
A. Nhân phẩm là bản chất con người còn danh dự là sự bảo vệ nhân phẩm
B. Có nhân phẩm mới có danh dự
C. Nhân phẩm là bản chất con người còn danh dự là hình thức bên ngoài của con người
D. Nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người, còn danh dự là kết quả xây dựng và bảo vệ nhân phẩm
- Câu 14 : Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người?
A. Gắp lửa bỏ tay người
B. Chia ngọt sẻ bùi
C. Tối lửa tắt đèn có nhau
D. Đói cho sạch, rách cho thơm
- Câu 15 : Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Mỗi người tự phát triển, không phương hại đến nhau.
B. Tự chủ, đôi bên cùng có lợi.
C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
D. Không gây mâu thuẫn, hữu nghị, hợp tác.
- Câu 16 : Gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người, đó là biểu hiện của khái niệm nào sau đây?
A. Pháp luật.
B. Sống hòa nhập.
C. Nhân nghĩa.
D. Sự hợp tác.
- Câu 17 : Theo em, “nghĩa” có nghĩa là gì?
A. Cách xử thế hợp lẽ phải.
B. Lòng yêu nước.
C. Lòng thương người.
D. Tình cảm giữa con người với thiên nhiên.
- Câu 18 : Cộng đồng là gì?
A. Tập hợp những người ở một nơi, cùng sống với nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
B. Là hình thức thể hiện các mối quan hệ và liên hệ xã hội của con người.
C. Là môi trường xã hội để các cá nhân thực sự liên kết hợp tác với nhau.
D. Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
- Câu 19 : Theo em, “nhân” có nghĩa là gì?
A. Tình cảm giữa con người với thiên nhiên.
B. Cách xử thế hợp lẽ phải.
C. Lòng yêu nước.
D. Lòng thương người.
- Câu 20 : Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây: “Người sống hoà nhập sẽ có thêm niềm vui và … vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”.
A. Hạnh phúc
B. Sự ủng hộ
C. Tình yêu
D. Sức mạnh
- Câu 21 : Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây: “Hợp tác trong công việc chung là một … quan trọng của người lao động mới”.
A. yếu tố
B. yêu cầu
C. đòi hỏi
D. phẩm chất
- Câu 22 : Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây: “Nhân nghĩa là ….. tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”.
A. lối sống
B. giá trị
C. phong cách
D. truyền thống
- Câu 23 : Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập:
A. Cá lớn nuốt cá bé.
B. Cháy nhà ra mặt chuột.
C. Đèn nhà ai nấy rạng.
D. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
- Câu 24 : Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần họ giúp đỡ.
B. Chỉ có những người năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.
C. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được những điều hay từ những người khác.
D. Việc của ai người nấy biết.
- Câu 25 : Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói về vấn đề gì?
A. Trách nhiệm.
B. Lương tâm.
C. Nhâm phẩm.
D. Nhân nghĩa.
- Câu 26 : Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên .............
A. Lành mạnh hơn.
B. Thanh thản hơn.
C. Cao thượng hơn.
D. Tốt đẹp hơn.
- Câu 27 : Truyền thống đạo đức nào sau đây của dân tộc ta được kế thừa và phát triển trong thời đại ngày nay?
A. Trung quân.
B. Nhân nghĩa.
C. Trọng nam, kinh nữ.
D. Tam tòng.
- Câu 28 : Thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đó là gì?
A. Nhân từ.
B. Nhân ái.
C. Nhân hậu.
D. Nhân nghĩa.
- Câu 29 : Một cá nhân có thể tham gia bao nhiêu cộng đồng?
A. 1
B. Nhiều
C. 4
D. 5
- Câu 30 : Thế nào là hợp tác?
A. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực nào vì mục đích riêng.
B. Là cùng làm chung một nghề, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc.
C. Là giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều công việc, nhiều lĩnh vực nào đó vì cùng sống một nơi.
D. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào vì mục đích chung.
- Câu 31 : Hợp tác giữa Việt Nam – Nhật là hợp tác gì?
A. Hợp tác giữa các cá nhân.
B. Hợp tác giữa các nhóm.
C. Hợp tác giữa các nước.
D. Hợp tác giữa các quốc gia.
- Câu 32 : Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây:“Cá nhân có … thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng”.
A. ý thức
B. lương tâm
C. đòi hỏi
D. trách nhiệm
- Câu 33 : Trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc là gì?
A. Kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
B. Sống vui vẻ, chan hòa với ông bà, cha mẹ.
C. Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
D. Kính trọng, và chỉ chăm sóc khi ông bà, cha mẹ về già.
- Câu 34 : Biểu hiện của hợp tác là gì?
A. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B. Mọi người cùng làm một nơi, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau.
C. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết.
D. Mọi người cùng bàn bạc với nhau, phân công nhiệm vụ, biết về nhiệm vụ của nhau.
- Câu 35 : Yếu tố nào sau đây không đe doạ tự do, hạnh phúc của con người?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Bùng nổ dân số.
C. Dịch bệnh hiểm nghèo.
D. Hoà bình.
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 1 Thế giới quan duy vật & phương pháp luận biện chứng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 4 Nguồn gốc vận động & phát triển của sự vật và hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5 Cách thức vận động phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật & hiện tượng
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Ôn tập phần 1
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội
- - Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội