Đề thi thử THPTQG môn Giáo dục công dân năm 2018 -...
- Câu 1 : Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T.
B Anh S và Đ.
C Anh H, S và Đ.
D Anh H, M, S và Đ.
- Câu 2 : Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A
A áp dụng pháp luật.
B tuân thủ pháp luật.
C sử dụng pháp luật.
D thi hành pháp luật.
- Câu 3 : Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, lực học lại ở mức trung bình nên Z dự định sau khi tốt nghiệp THPT sẽ xin làm công nhân của một doanh nghiệp gần nhà và khi có điều kiện sẽ đi học tiếp để nâng cao trình độ. Biết dự định của Z, B khuyên Z nên đi học đại học, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nếu là bạn của Z, em sẽ chọn phương án nào dưới đây để khuyên bạn cho phù hợp?
A Khuyên Z quyết tâm thực hiện dự định của mình vì phù hợp với khả năng và điều kiện của bạn.
B Khuyên Z cố gắng thi đại học vì chỉ có học đại học mới thay đổi được cuộc sống nghèo khó.
C Khuyên Z đi xem bói để quyết định cho tương lai của mình.
D Khuyên Z hỏi ý kiến của các bạn khác và quyết định theo số đông.
- Câu 4 : Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác; mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
B Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
C Tăng năng suất lao động.
D Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Câu 5 : Nếu em là người mua hàng trên thị thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây?
A Cung < cầu.
B Cung > cầu.
C Cung = cầu.
D Cung # cầu.
- Câu 6 : Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện
A luôn thấp hơn giá trị.
B luôn cao hơn giá trị.
C luôn xoay quanh giá trị.
D luôn ăn khớp với giá trị.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại