Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD năm 2018 - Đề 3...
- Câu 1 : Công ty trách nhiệm hữu hạn xe Đức Phúc chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, đây là thành phần kinh tế nào dưới đây?
A Kinh tế tập thể.
B Kinh tế tư nhân.
C Kinh tế nhà nước.
D Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Câu 2 : Nội dung của tất cả các văn bản luật đều phải phù hợp và không được trái với
A Luật dân sự.
B
Luật Nhà nước.
C Luật hình sự.
D Hiến pháp.
- Câu 3 : Vì sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến?
A Vì pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
B Vì pháp luật có tính quyền lực Nhà nước.
C Vì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung được áp dụng mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.
D Vì các quy phạm pháp luật được ban hành thành văn bản và được phổ biến đến mọi người dân.
- Câu 4 : Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần phải có mấy dấu hiệu cơ bản?
A 3
B 4
C 5
D 2
- Câu 5 : Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản nào sau đây?
A Trừng trị thích đáng
B Xử lý nghiêm minh
C Lấy giáo dục là chủ yếu
D Chỉ phạt tiền.
- Câu 6 : Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, trong trường hợp này lỗi được xác định là:
A Cố ý gián tiếp
B Vô ý do quá tự tin.
C Vô ý do cẩu thả .
D Cố ý trực tiếp.
- Câu 7 : Học sinh THPT điều khiển xe gắn máy khi chưa có giấy phép lái xe thì phải chịu loại trách nhiệm pháp lý nào?
A Kỷ luật.
B Hình sự.
C Dân sự.
D Hành chính
- Câu 8 : Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào?
A Kỷ luật.
B Hình sự.
C Dân sự.
D Hành chính.
- Câu 9 : Hưng đủ 16 tuổi điều khiển xe gắn máy đi ngược đường một chiều va chạm mạnh vào xe anh Bình làm anh Bình ngã và tử vong. Theo em, trường hợp này xử lý như thế nào?
A Gia đình anh Bình chịu hoàn toàn trách nhiệm.
B Không xử phạt Hưng vì Hưng mới 16 tuổi.
C Xử phạt hình sự hưng và buộc Hưng bồi thương thiệt hại cho gia đình anh Bình.
D Phạt cảnh cáo Hưng.
- Câu 10 : Hàng hóa là một phạm trù
A phi vật thể.
B vĩnh viễn.
C vật thể.
D lịch sử
- Câu 11 : Hiện tượng lạm phát xảy ra khi
A nhà nước phát hành thêm tiền.
B nhu cầu của xã hội về hàng hóa tăng thêm.
C khi đồng nội tệ mất giá.
D khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.
- Câu 12 : Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A Được đối xử như nhau tại nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội.
B Lao động nữ được ưu tiên trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản.
D Được đối xử như nhau trong môi trường làm việc độc hại, nguy hiểm.
- Câu 13 : Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là:
A Niềm tin
B Nguồn gốc
C Hậu quả xấu để lại
D Nghi lễ
- Câu 14 : Để may xong một chiếc áo, thời gian hao phí lao động của A là 3 giờ, của B là 4 giờ, của C là 5 giờ của D là 6 giờ. Vậy 3 giờ của A, 4 giờ của B, 5 giờ của C và 6 giờ của D được gọi là gì?
A Thời gian lao động xã hội cần thiết.
B Thời gian lao động cá biệt.
C Thời gian lao động của anh A, B, C và D.
D Thời gian lao động thực tế.
- Câu 15 : Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước
A Buôn thần bán thánh
B Tốt đời đẹp đạo
C Kính chúa yêu nước
D Đạo pháp dân tộc
- Câu 16 : Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A Công dân có quyền không theo bất kì tôn giáo nào.
B Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ mà theo tín ngưỡng, tôn giáo khác
C Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền tham gia hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đó.
D Tất cả các phương án trên.
- Câu 17 : Đâu KHÔNG PHẢI là một trong những nhân tố cơ bản của thị trường?
A Tiền tệ.
B Người mua – Người bán.
C Hàng hóa.
D Giá cả.
- Câu 18 : Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là
A giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
B giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác
C giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
D giành thị trường.
- Câu 19 : “Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.” là
A Hình thức dân chủ trực tiếp
B Hình thức dân chủ gián tiếp
C Hình thức dân chủ tập trung
D Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Câu 20 : Ở phạm vi cơ sở, chủ trương, chính sách pháp luật là
A Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
- Câu 21 : Hành vi xả nước thải chưa xử lý ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?
A Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
B Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
Gây rối loạn thị trường.
C Gây rối loạn thị trường.
D Làm cho nền kinh tế bị suy thoái.
- Câu 22 : Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để
A tạo điều kiện cho ai cũng được học hành
B mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền
C ưu tiên cho các dân tộc thiểu số
D ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước
- Câu 23 : Tập đoàn Samsung đặt nhà máy sản xuất điện tử ở Việt Nam thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
B Kinh tế tập thể.
C Kinh tế nhà nước
D Kinh tế tư nhân.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại