Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD - Sở GD&ĐT Th...
- Câu 1 : Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm đến
A. Các quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
B. Quy tắc quản lý của Nhà nước.
C. Quy định trong lao động và công vụ nhà nước.
D. Nội quy lao động.
- Câu 2 : Pháp luật là quy tắc xử sự được áp dụng cho
A. Tất cả các giai cấp trong xã hội.
B. Tất cả mọi người trong xã hội.
C. Một số người trong xã hội.
D. Một số giai cấp trong xã hội.
- Câu 3 : Thị trường gồm các nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.
D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
- Câu 4 : Ở Việt Nam mọi công dân khi đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc:
A. Chịu trách nhiệm pháp lý
B. Chịu trách nhiệm pháp luật
C. Thực hiện pháp luật
D. Thực hiện nghĩa vụ
- Câu 5 : Nghĩa vụ mà công dân phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. Nghĩa vụ pháp lý
B. Trách nhiệm pháp lý
C. Thực hiện pháp luật
D. Vi phạm pháp luật.
- Câu 6 : Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. Sử dụng pháp luật
B. Vi phạm pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Thực hiện pháp luật
- Câu 7 : Cá nhân nào tàng trữ, sử dụng vận chuyển pháo và các chất gây nổ trái phép thì
A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm kỷ luật
D. Vi phạm dân sự
- Câu 8 : Theo quy định của pháp luật, người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi:
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Từ đủ 17 tuổi trở lên
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên
- Câu 9 : Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước là khẳng định về:
A. Đặc trưng của pháp luật
B. Chức năng của pháp luật
C. Vai trò của pháp luật
D. Khái niệm pháp luật
- Câu 10 : Việc pháp luật chỉ rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền, trình tự và thủ tục pháp lý là biểu hiện:
A. Đặc trưng của pháp luật
B. Vai trò pháp luật
C. Chức năng của pháp luật
D. Nhiệm vụ của pháp luật
- Câu 11 : Cảnh sát giao thông xử lý đúng luật việc A lái xe máy đi ngược đường một chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về nội dung.
B. Tính chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính quy phạm phổ biến.
- Câu 12 : Hàng hóa có hai thuộc tính là:
A. Giá trị và giá cả
B. Giá cả và giá trị sử dụng
C. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
D. Giá trị và giá trị sử dụng
- Câu 13 : Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là:
A. Lao động
B. Sức lao động
C. Người lao động
D. Làm việc
- Câu 14 : Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là:
A. Đều là những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo.
B. Đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.
C. Đều điều chỉnh hành vi dựa trên sức ép của dư luận xã hội.
D. Đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.
- Câu 15 : Những hành vi phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự được gọi là vi phạm:
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Hành chính
D. Kỷ luật
- Câu 16 : Khẳng định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây”?
A. Luật tố tụng Dân sự
B. Bộ luật Dân sự
C. Luật xử phạt vi phạm hành chính
D. Hiến pháp
- Câu 17 : Tình trạng sức khỏe - tâm lý là căn cứ để xác định:
A. Các loại vi phạm pháp luật
B. Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm
C. Năng lực trách nhiệm pháp lý
D. Lỗi cố ý và lỗi vô ý
- Câu 18 : Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm là:
A. Áp dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Sử dụng pháp luật
- Câu 19 : Chị H thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lý do. Trong trường hợp này chị H vi phạm:
A. Kỷ luật
B. Dân sự
C. Hành chính
D. Hình sự
- Câu 20 : Hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỷ luật
B. Dân sự
C. Hành chính
D. Hình sự
- Câu 21 : Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
- Câu 22 : Phát biểu nào dưới đây không đúng:
A. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lý.
B. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lý.
C. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lý.
D. Tất cả các hành vi trái pháp luật đều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
- Câu 23 : Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
B. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
C. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
D. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
- Câu 24 : Việc bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?
A. Tổ chức
B. Nhà nước
C. Công dân
D. Xã hội
- Câu 25 : Phát triển kinh tế là:
A. Sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm.
B. Sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
C. Sự tăng trưởng kinh tế gắn vói nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với co cấu kinh tế hợp lý tiến bộ và công bằng xã hội.
- Câu 26 : Nội dung “Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện” phản ánh:
A. Bản chất xã hội của pháp luật.
B. Tính quyền lực của pháp luật.
C. Tính bắt buộc chung của pháp luật.
D. Bản chất giai cấp của pháp luật.
- Câu 27 : Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?
A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi
C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
D. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Câu 28 : Khi thuê nhà của bà A, chị N đã tự sửa chữa cải tạo mà không hỏi ý kiến của bà A. Hành vi này của chị N là hành vi vi phạm:
A. Hình sự
B. Dân sự
C. Hành chính
D. Kỷ luật
- Câu 29 : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là:
A. Hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau trước nhà nước và xã hội.
B. Hưởng quyền như nhau và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.
C. Công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với trước nhà nước và xã hội.
D. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước trước nhà nước và xã hội.
- Câu 30 : Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở?
A. Tính truyền thống
B. Tính quyền lực bắt buộc chung
C. Tính hiện đại
D. Tính cơ bản
- Câu 31 : Việc xét xử các vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về:
A. Trách nhiệm pháp lý.
B. Nghĩa vụ pháp lý.
C. Nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Quyền trong kinh doanh.
- Câu 32 : Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi:
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm hình sự.
C. Vi phạm kỷ luật.
D. Vi phạm dân sự.
- Câu 33 : Đặc trưng làm nên giá trị công bằng bình đẳng của pháp luật là?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính chính xác một nghĩa trong diễn đạt văn bản.
D. Tính ràng buộc chặt chẽ.
- Câu 34 : Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến
A. Quan hệ sỏ hữu và quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
D. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm
- Câu 35 : Người vi phạm hình sự bị coi là:
A. Tội phạm
B. Xâm phạm
C. Phạm tội
D. Nghi phạm
- Câu 36 : Trên cơ sở Luật Giáo dục học sinh thực hiện quyền học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để công dân:
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. Thực hiện nhu cầu của bản thân.
C. Thực hiện quyền của mình.
D. Bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.
- Câu 37 : Anh B đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đâm vào anh N hậu quả anh N bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%, xe máy của N bị hỏng nặng. Trường hợp này trách nhiệm pháp anh B phải chịu là:
A. Dân sự và hành chính
B. Hình sự và hành chính
C. Hình sự và dân sự
D. Kỷ luật và dân sự
- Câu 38 : Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm đến:
A. Quy tắc quản lý của nhà nước.
B. Nguyên tắc quản lý hành chính.
C. Quy tắc kỷ luật lao động.
D. Quy tắc quản lý xã hội.
- Câu 39 : Hình thức phạt tiền phạt cảnh cáo khi xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước được áp dụng với người có hành vi:
A. Vi phạm kỷ luật.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm hình sự.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại