công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- Câu 1 : Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho ta biết:
A Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
B Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất.
C Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
D Tất cả đều sai.
- Câu 2 : Công thức phân tử (CTPT) không cho ta biết:
A Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
B Tỉ lệ giữa các nguyên tử nguyên tố.
C Hàm lượng mỗi nguyên tố có trong hợp chất.
D Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
- Câu 3 : Công thức cấu tạo (CTCT) cho ta biết:
A Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
B Hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất.
C Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
D Tất cả đáp án trên.
- Câu 4 : Theo thuyết cấu tạo, nguyên tử cacbon (C) có hoá trị:
A 2.
B 4.
C 6.
D 8.
- Câu 5 : Công thức đơn giản nhất của công thức phân tử C2H6O là:
A CH3O.
B C2H6O.
C CH3.
D C2H6.
- Câu 6 : Công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C2H6O là:
A CH3 – O – CH3.
B CH2 = C = O.
C CH3 – CH3 – O.
D CH2 = O = CH2.
- Câu 7 : Theo thuyết cấu tạo, các nguyên tử cacbon (C) có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Các loại mạch đó là:
A Mạch không phân nhánh.
B Mạch phân nhánh.
C Mạch vòng.
D Cả 3 loại mạch trên.
- Câu 8 : Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là:
A CH3 – CH2 – CH2 – OH.
B CH3 – O – CH2 – CH3.
C CH3 – CH(CH3) – OH.
D CH3 – CH2 – OH – CH2.
- Câu 9 : Chất khác so với các chất còn lại là:
A CH3 – CH2 – CH2 – OH.
B CH3 – CH(CH3) – OH.
C CH3 – CH(OH) – CH3.
D HO – CH(CH3)– CH3.
- Câu 10 : Cho các chất sau:(1): CHCl2 – CHCl2.(2): CH2Cl – CHCl2.(3): CCl2H – CHCl2.(4): CCl2H – CH2Cl.Số cặp chất biểu diễn cùng một chất (cùng CTPT, cùng CTCT) là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 11 : Cho các chất sau:(1): CHCl2 – CHCl2.(2): CH2Cl – CCl3.(3): CCl2H – CHCl2.(4): CCl2H – CCl2H.Cặp chất cùng CTPT nhưng khác CTCT là:
A (1) và (3)
B (1) và (2)
C (1) và (4)
D (3) và (4)
- Câu 12 : Cho các chất sau:(1): CH3 – CH2 – OH.(2): CH3 – O – CH3.(3): HO – CH2 – CH3.(4) H – CH2 – CH2 – O – H.Số chất biểu diễn cùng một chất (cùng CTPT, cùng CTCT) là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 13 : Cho các chất sau:(1): CH3 – CH2 – OH.(2): CH3 – O – CH3.(3): HO – CH2 – CH3.(4) H – CH2 – CH2 – O – H.Số chất biểu diễn cùng một CTPT nhưng khác CTCT là: (những chất giống hệt nhau tính làm 1 chất)
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 14 : Trong hợp chất CxHyOz thì y luôn luôn chẵn và y ≤ 2x+2 là do:
A a ≥ 0 (a là tổng số liên kết p và vòng trong phân tử).
B z ≥ 0 (mỗi nguyên tử oxi tạo được 2 liên kết).
C mỗi nguyên tử cacbon chỉ tạo được 4 liên kết.
D cacbon và oxi đều có hóa trị là những số chẵn.
- Câu 15 : Tổng số liên kết p và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là:
A 0
B 1
C 2
D 3
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ