Trắc nghiệm vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do
- Câu 1 : Chuyển động rơi tự do là:
A. là sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực trong đó trọng lực có giá trị nhỏ nhất
B. là sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực trong đó trọng lực lớn nhất
C. là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực
D. là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi
- Câu 2 : Chuyển động rơi tự do là sự rơi của các vật khi chịu tác dụng của
A. lực đàn hồi
B. lực ma sát
C. trọng lực
D. các lực trong đó trọng lực có giá trị lớn nhất
- Câu 3 : Chọn phương án sai. Chuyển động rơi tự do có:
A. Phương thẳng đứng
B. Chiều từ trên xuống dưới
C. Là chuyển động thẳng chậm dần đều
D. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực
- Câu 4 : Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?
A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.
C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
- Câu 5 : Ở một nơi trên trái đất (tức ở một vĩ độ xác định) thời gian rơi tự do của một vật phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của vật.
B. Kích thước của vật.
C. Độ cao của vật.
D. Cả 3 yếu tố.
- Câu 6 : Quãng đường của vật rơi tự do tỉ lệ với thời gian theo
A. hàm bậc 2
B. hàm bậc nhất
C. không phụ thuộc vào thời gian
D. hàm căn bậc 2
- Câu 7 : Chọn câu đúng trong các câu sau :
A. Lực tác dụng vào vật rơi tự do là lực hấp dẫn của Mặt trời
B. Tại mọi nơi trên Trái Đất, vật rơi với gia tốc như nhau.
C. Vật rơi tự do chuyển động theo phương thẳng đứng.
D. Chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng đều.
- Câu 8 : Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi như chuyển động rơi tự do?
A. Một hòn đá rơi từ độ cao cách mặt đất 1m
B. Một chiếc lông chim đang rơi
C. Viên phấn được thả rơi từ độ cao bằng mặt bàn.
D. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
- Câu 9 : Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi:
A. Thẳng đều
B. Thẳng chậm dần đều
C. Thẳng nhanh dần đều
D. Tròn đều
- Câu 10 : Trường hợp nào sau đây vât chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. Kim giờ đồng hồ
B. Hòn đá rơi từ độ cao 1m
C. Người nhảy dù đang rơi trong trạng thái bung dù
D. Chiếc lá rơi lìa cành
- Câu 11 : Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm A vào lúc t = 0. Phương trình của vật khi chọn gốc toạ độ là vị trí O ở dưới A một khoảng 196m, chiều dương hướng xuống là g = 9,8m/${s}^{2}$
A. y=4,9${t}^{2}$
B. y=4,9${t}^{2}$+196
C. y=4,9${t}^{2}$-196
D. y=4,9${(t-196)}{^2}$
- Câu 12 : Câu nào sau đây nói về sự rơi là sai?
A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.
C. Quỹ đạo của vật rơi tự do là đường thẳng
D. Vận tốc chạm đất của vật rơi tự do không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
- Câu 13 : Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 19,6 m với vận tốc ban đầu bang 0 (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 ${m}{/}{s}^{2}$). Thời gian vật đi được 1 m cuối cùng bằng
A. 0,05 s
B. 0,45 s
C. 1,95 s
D. 2 s
- Câu 14 : Trong suốt giây cuối cùng, một vật rơi tự do đi được một đoạn đường bằng nửa độ cao toàn phần h kể từ vị trí ban đầu của vật. Độ cao h đo (lấy g = 9,8 ${m}{/}{s}^{2}$) bằng
A. 9,8 m
B. 19,6 m
C. 29,4 m
D. 57,1 m
- Câu 15 : Hai vật ở độ cao ${h}_{1}$và ${h}_{2}$= 10 m, cùng rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian rơi của vật thứ nhất bằng nửa thời gian rơi của vật thứ hai. Độ cao ${h}_{1}$bằng
A. ${10}\sqrt{{2}}$ m
B. 40 m.
C. 20 m
D. 2,5 m.
- Câu 16 : Một viên đá được thả từ một khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 5 m/s, ở độ cao 300 m. Viên đá chạm đất sau khoảng thời gian
A. 8,35 s
B. 7,8 s
C. 7,3 s
D. 1,5 s
- Câu 17 : Một vật rơi từ độ cao 10 m so với một sàn thang máy đang nâng đều lên với vận tốc 0,5 m/s để hứng vật. Trong khi vật rơi để chạm sàn, sàn đã được nâng lên một đoạn bằng (g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$).
A. 0,69 m
B. 0,48 m
C. 0,35 m.
D. 0,15 m
- Câu 18 : Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h=80 m so với mặt đất. Lấy gia t&ocirocirc;́c rơi tự do g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là
A. 0,71 m
B. 35m
C. 0,35 m
D. 0,15 m
- Câu 19 : Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao ${h}_{1}$, ${h}_{2}$. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là
A. ${h}_{1}$= (1/9)${h}_{2}$
B. ${h}_{1}$= (1/3)${h}_{2}$
C. ${h}_{1}$= 9${h}_{2}$.
D. ${h}_{1}$= 3${h}_{2}$
- Câu 20 : Một vật rơi tự do tại nơi có g =10 ${m}{/}{s}^{2}$. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m. Thời gian rơi của vật là
A. 6 s
B. 8 s
C. 10 s
D. 12 s
- Câu 21 : Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Thời gian rơi của vật là
A. 0,6 s
B. 3,41 s
C. 1,6 s
D. 5 s
- Câu 22 : Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Lấy g = 9,8 ${m}{/}{s}^{2}$ Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 ${m}{/}{s}^{2}$) thì thời gian rơi sẽ là
A. 12 s
B. 8 s
C. 9 s
D. 15,5 s
- Câu 23 : Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì
A. khoảng cách giữa hai bi tăng lên
B. khoảng cách giữa hai bi giảm đi
C. khoảng cách giữa hai bi không đổi
D. ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi
- Câu 24 : Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10${m}{/}{s}^{2}$thì hướng và độ lớn của vận tốc của vật lúc t = 4 s như thế nào?
A. 10 m/s và hướng lên
B. 30 m/s và hướng lên
C. 10 m/s và hướng xuống
D. 30 m/s và hướng xuống
- Câu 25 : Từ một độ cao nào đó với g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc là 5 m/s. Sau 4 giây kể từ lúc ném, vật rơi được một quãng đường
A. 50 m
B. 60 m
C. 80 m
D. 100 m
- Câu 26 : Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường
A. 30 m
B. 20 m
C. 15 m
D. 10 m
- Câu 27 : Trong trò chơi tung hứng, một vật được ném thẳng đứng cao, sau 2 giây thì chụp được nó. Cho g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là
A. 5 m
B. 10 m
C. 15 m
D. 20 m
- Câu 28 : Từ độ cao h = 1 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 4 m/s. Cho g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$ Thời gian rơi của vật khi nó chạm đất là
A. 0,125 s.
B. 0,2 s
C. 0,5 s
D. 0,4 s
- Câu 29 : Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao. Độ cao tối đa mà vật đạt tới là h = 40 m. Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật thứ hai đạt tới sẽ là
A. 80 m
B. 160 m.
C. 180 m
D. 240 m
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do