Đề thi HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020 trường THPT Kim...
- Câu 1 : Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về lực:
A. Đường thẳng mang véc tơ lực gọi là đường tác dụng của lực
B. Hệ lực cân bằng là hệ lực tác dụng lên cùng một vật rắn đứng yên làm cho vật tiếp tục đứng yên
C. Tác dụng của một lực lên một vật rắn phụ thuộc vào sự dời chỗ của điểm đặt lực trên giá của nó
D. Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau
- Câu 2 : Tác dụng là quay vật của một lực không phụ thuộc vào
A. cánh tay của đòn lực
B. độ lớn của lực
C. vị trí của trục quay
D. điểm đặt của lực
- Câu 3 : Hai lực của một ngẫu nhiên lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực có giá trị d=30 cm. Momen của ngẫu lực có gái trị
A. 300 N.m
B. 30 N.m
C. 3 N.m
D. 100/3N.m
- Câu 4 : Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 10N và F2 = 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực
A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m
B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m
C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m
D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ngẫu lực?
A. hệ hai lực song song, ngược chiều cùng tác dụng một vật gọi là ngẫu lực
B. ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến
C. momen của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực
D. momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực
- Câu 6 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ngẫu lực ?
A. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là ngẫu lực
B. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
C. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
D. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, ngược chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
- Câu 7 : Một quả cầu có trọng lượng 40N được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc 45o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu bằng
A. 40 N
B. 20√2 N
C. 40√2 N
D. 20 N
- Câu 8 : Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật đó sẽ quay quanh một trục
A. nằm trong mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực
B. đi qua trọng tâm của vật và vuông góc với mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực
C. đi qua trọng tâm của vật và song song với hai giá của ngẫu lực
D. không đi qua trọng tâm
- Câu 9 : Biểu thức nào sau đây thể hiện quy tắc momen lực trong trường hợp vật rắn cân bằng dưới tác dụng của hai lực có độ lớn và cánh tay đòn lần lượt là F1; d1 và F2; d2.
A. \({{F_1}{d_2} = {F_2}{d_1}}\)
B. \({\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}}\)
C. \({{F_1}{F_2} = {d_1}{d_2}}\)
D. \({\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}}\)
- Câu 10 : Đối với một vật quay quanh một trục cố định thì
A. nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên
B. khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại
C. vật chỉ quay nếu còn momen lực tác dụng lên nó
D. muốn thay đổi tốc độ góc của vật thì phải tác dụng momen lực lên vật
- Câu 11 : Chỉ ra phát biểu saiKhi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì
A. tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau
B. tất cả các điểm của vật đều có cùng gia tốc
C. có thể coi vật là chất điểm
D. quỹ đạo của vật là một đường thẳng
- Câu 12 : Cách nào sau đây không làm thay đổi mức quán tính của một vật quay quanh một trục ?
A. thay đổi khối lượng của vật
B. thay đổi vị trí trục quay
C. thay đổi hình dạng của vật
D. thay đổi tốc độ góc của vật
- Câu 13 : Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì vecto gia tốc của chất điểm
A. cùng phương, cùng chiều vs lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)
B. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)
C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
- Câu 14 : Một vật có khối lượng m đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì được truyền tức thời một vận tốc ban đầu. Hệ số ma sát trượt là . Câu nào sau đây là sai?
A. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào khối lượng vật.
B. Gia tốc của vật thu được không phụ thuộc vào khối lượng của vật trượt.
C. Vật chắc chắn chuyển động chậm dần đều.
D. Gia tốc của vật thu được phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.
- Câu 15 : Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây tác dụng lên quả cầu.
A. 40 N
B. 80 N
C. 42,2 N
D. 46,2 N
- Câu 16 : Chọn đáp án sai khi nói về chuyển động:
A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = vt.
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at.
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt.
- Câu 17 : Chuyển động cơ là:
A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
- Câu 18 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x=4t−10 (x đo bằng km; t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 4 km/h
B. Từ điểm M, có tọa độ 10 km, với vận tốc 4 km/h
C. Từ điểm O, với vận tốc 10 km/h
D. Từ điểm M, có tọa độ -10 km, với vận tốc 4 km/h
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do