Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 10 năm 2020 -...
- Câu 1 : Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây?
A. Kì trung gian
B. Kì giữa
C. Kì đầu
D. Kì cuối
- Câu 2 : Diễn biến quan trọng nhất xảy ra ở pha S của kì trung gian là gì?
A. Sự hình thành thoi vô sắc
B. Sự hoạt hóa các enzim
C. Sự tổng hợp prôtêin
D. Sự nhân đôi của ADN
- Câu 3 : Giai đoạn nào chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào?
A. Kì sau
B. Kì giữa
C. Kì đầu
D. Kì trung gian
- Câu 4 : Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào hợp tử
B. Tất cả các phương án đưa ra
C. Tế bào sinh dục sơ khai
D. Tế bào sinh dưỡng
- Câu 5 : Các pha của kì trung gian diễn ra theo chiều từ sớm đến muộn như thế nào?
A. Pha G1, pha G2, pha S
B. Pha G2, pha S, pha G
C. Pha G1, pha S, pha G2
D. Pha S, pha G1, pha G2
- Câu 6 : Trong quá trình nguyên phân, các NST tồn tại ở trạng thái kép trong những kì nào?
A. Kì đầu và kì giữa
B. Kì sau và kì cuối
C. Kì đầu và kì cuối
D. Kì giữa và kì sau
- Câu 7 : Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép sắp xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
A. 4 hàng
B. 3 hàng
C. 2 hàng
D. 1 hàng
- Câu 8 : Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc tử không tồn tại ở kì nào dưới đây?
A. Kì đầu
B. Kì giữ
C. Kì cuối
D. Kì trung gian
- Câu 9 : Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây?
A. Màng nhân dần tiêu biến
B. NST dần co xoắn
C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
D. Thoi phân bào dần xuất hiện
- Câu 10 : Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia tế bào chất theo cách nào?
A. Phân rã màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
B. Hình thành vách ngăn từ mặt phẳng xích đạo lan dần ra hai phía
C. Co thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo
D. Tiêu hủy tế bào chất ở vị trí mặt phẳng xích đạo
- Câu 11 : Ví dụ nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân đối với đời sống con người?
A. Hiện tượng trương phình của xác động vật
B. Hiện tượng tế bào trứng đơn bội lớn lên
C. Hiện tượng hàn gắn, làm lành vết thương hở
D. Hiện tượng phồng, xẹp của bong bóng cá
- Câu 12 : Bệnh nào dưới đây phát sinh do rối loạn cơ chế điều hòa phân bào của một bộ phận nào đó trong cơ thể?
A. Ung thư
B. Tiểu đường
C. Viêm gan B
D. Gout
- Câu 13 : Có bao nhiêu kì của giảm phân mà tại đó, NST tồn tại ở trạng thái kép?
A. 7 kì
B. 6 kì
C. 5 kì
D. 4 kì
- Câu 14 : Ở động vật bậc cao, từ một tế bào sinh dục đực qua giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử?
A. 4 giao tử
B. 2 giao tử
C. 3 giao tử
D. 1 giao tử
- Câu 15 : Ở động vật bậc cao, từ một tế bào sinh dục cái qua giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử?
A. 3 giao tử
B. 2 giao tử
C. 1 giao tử
D. 4 giao tử
- Câu 16 : Ở những loài sinh sản hữu tính, quá trình nào dưới đây tham gia vào cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng cho loài?1. Nguyên phân
A. 1, 2, 3
B. 1, 2
C. 1, 3
D. 2, 3
- Câu 17 : Trong giảm phân, hiện tượng nào dưới đây góp phần tạo nên sự đa dạng di truyền của loài?
A. Hiện tượng tiêu biến màng nhân
B. Hiện tượng kết cặp tương đồng
C. Hiện tượng co xoắn NST
D. Hiện tượng trao đổi chéo
- Câu 18 : Ở động vật bậc cao, một nhóm tế bào sinh dục cái cùng trải qua quá trình giảm phân. Hỏi số thể cực được tạo ra gấp mấy lần số giao tử được hình thành?
A. 3 lần
B. 2 lần
C. 4 lần
D. 5 lần
- Câu 19 : Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào kỳ nào?
A. Kỳ giữa I
B. Kỳ trung gian trước lần phân bào I
C. Kỳ giữa II
D. Kỳ trung gian trước lần phân bào II
- Câu 20 : Trong giảm phân các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kỳ nào?
A. Kỳ giữa I và sau I
B. Kỳ giữa II và sau II
C. Kỳ giữa I và giữa II
D. Kỳ giữa I và sau II
- Câu 21 : Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là gì?
A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn
B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép
C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể
D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào
- Câu 22 : Ở kỳ đầu I của giảm phân, các nhiễm sắc thể có hoạt động khác với quá trình nguyên phân là gì?
A. Co xoắn dần lại
B. Tiếp hợp
C. Gồm 2 crômatit dính nhau
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 23 : Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là gì?
A. Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
B. Nhiễm sắc thể dãn xoắn
C. Thoi phân bào biến mất
D. Màng nhân xuất hiện trở lại
- Câu 24 : Ở GP II, các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng ?
A. Hai hàng
B. Một hàng
C. Ba hàng
D. Bốn hàng
- Câu 25 : Trong quá trình giảm phân, các nhiễm sắc thể chuyển từ trạng thái kép trở về trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ nào sau đây ?
A. Kỳ đầu II
B. Kỳ sau II
C. Kỳ giữa II
D. Kỳ cuối II
- Câu 26 : Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là gì?
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
- Câu 27 : Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì như thế nào?
A. Bằng nhau
B. Bằng 4 lần
C. Bằng 2 lần
D. Giảm một nửa
- Câu 28 : Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở kì nào?
A. kì trước II của giảm phân
B. kì trước của nguyên phân
C. kì trước I của giảm phân
D. kì cuối II của giảm phân
- Câu 29 : Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là gì?
A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng
B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín
C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể
D. Cả a, b, c đều đúng
- Câu 30 : Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân?
A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể
B. Có một lần phân bào
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma
D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội
- Câu 31 : Có các nhận định sau về giảm phân và nguyên phân 1. Nguyên phân và giảm phân cùng xảy ra ở nhóm tế bào sinh tinh
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 32 : Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là gì?
A. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể
B. Có sự phân chia của tế bào chất
C. Có 1 lần phân bào
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
- Câu 33 : Theo lí thuyết giảm phân tạo giao tử ở loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra sự đa dạng hơn so với nguyên phân là vì lí do cơ bản nào sau đây?
A. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục, chỉ có tế bào sinh dục mới tham gia vào sinh sản và thụ tinh
B. Nguyên phân thực hiện phân bào 1 lần còn giảm phân thực hiện phân bào 2 lần
C. Nguyên phân giữ nguyên và ổn định bộ NST lưỡng bội của loài còn giảm phân giảm bộ NST của loài đi một nửa
D. Nguyên phân không xảy ra quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo còn giảm phân tạo ra quá tình tiếp hợp và trao đổi chéo
- Câu 34 : Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số cromatit ở kì sau I lần lượt là:
A. 38 và 76
B. 38 và 0
C. 38 và 38
D. 76 và 76
- Câu 35 : Hình vẽ sau minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì sau I
B. Kì đầu II
C. Kì sau II
D. Kì cuối II
- Câu 36 : Trong nguyên phân, hai hoạt động nào sau đây của NST dẫn đến hiện tượng hai tế bào con có bộ NST giống hệt với tế bào mẹ
A. Nhân đôi ở kì trước và phân ly đồng đều ở kì sau
B. Nhân đôi ở kì trung gian và phân ly đồng đều ở kì sau
C. Nhân đôi ở kì trung gian và tập trung tại mặt phẳng xích đạo ở kì giữa
D. Tập trung ở kì giữa trên mặt phẳng xích đạo và phân li ở kì sau
- Câu 37 : Xét 6 tế bào chia thành 2 nhóm bằng nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc nhóm thứ nhất bằng 1/3 so với số lần nguyên phần của mỗi tế bào thuộc nhóm thứ hai, đã hình thành tất cả 204 tế bào con. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc mỗi nhóm lần lượt là:
A. 2 và 6
B. 3 và 9
C. 1 và 3
D. 6 và 2
- Câu 38 : NST ở trạng thái kép tồn tại trong quá trình nguyên phân ở kì nào?
A. Kì trung gian đến hết kì giữa
B. Kì trung gian đến hết kì sau
C. Kì trung gian đến hết kì cuối
D. Kì đầu, giữa và kì sau
- Câu 39 : Với di truyền học sự kiện quan trọng nhất trong phân bào là gì?
A. Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST
B. Sự thay đổi hình thái NST
C. Sự hình thành thoi phân bào
D. Sự biến mất của màng nhân và nhân con
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin