Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(...
Câu hỏi: Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = \left( {{x^2} - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\). Gọi \(S\) là tập tất cả các giá trị nguyên của tham số \(m\)để hàm số \(f\left( {{x^2} + m} \right)\) có \(5\) điểm cực trị. Số phần tử của tập \(S\)là.
A 4
B 1
C 3
D 2
Đáp án
D
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Tính đạo hàm của hàm số \(y = g\left( x \right) = f\left( {{x^2} + m} \right)\).
- Biện luận theo \(m\) số nghiệm của đạo hàm \(g'\left( x \right) = 0\) với chú ý:
Hàm số có \(5\) cực trị nếu và chỉ nếu phương trình \(g'\left( x \right) = 0\) có \(5\) nghiệm bội lẻ phân biệt.
Giải chi tiết:
Ta có: \(f'\left( x \right) = \left( {{x^2} - 1} \right)\left( {x - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = \pm 1\end{array} \right.\)
Xét \(g\left( x \right) = f\left( {{x^2} + m} \right)\) có \(g'\left( x \right) = \left( {{x^2} + m} \right)'.f'\left( {{x^2} + m} \right) = 2x.f'\left( {{x^2} + m} \right)\)
\(g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} + m = 2\\{x^2} + m = 1\\{x^2} + m = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = 2 - m\\{x^2} = 1 - m\\{x^2} = - 1 - m\end{array} \right.\,\,\left( * \right)\)
Hàm số \(y = g\left( x \right)\) có \(5\) điểm cực trị \( \Leftrightarrow \) \(g'\left( x \right) = 0\) có \(5\) nghiệm bội lẻ phân biệt.
TH1: \(m = 2\) thì \(\left( * \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = 0\\{x^2} = 1\\{x^2} = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm 1\end{array} \right.\) nên hàm số đã cho không có \(5\) điểm cực trị. (loại)
TH2: \(m = 1\) thì \(\left( * \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = 1\\{x^2} = 0\\{x^2} = - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm 1\end{array} \right.\) nên hàm số đã cho không có \(5\) điểm cực trị. (loại)
TH3: \(m = - 1\) thì \(\left( * \right) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\{x^2} = 3\\{x^2} = 2\\{x^2} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \pm \sqrt 3 \\x = \pm \sqrt 2 \end{array} \right.\) (\(x = 0\) là nghiệm bội \(3\)) nên hàm số đã cho có \(5\) điểm cực trị.
TH4: \(m > 2\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}2 - m < 0\\1 - m < 0\\ - 1 - m < 0\end{array} \right.\) nên \(g'\left( x \right) = 0\) chỉ có nghiệm \(x = 0\) nên hàm số đã cho không có \(5\) điểm cực trị.
TH5: \(1 < m < 2\) thì
+ phương trình \({x^2} = 2 - m\) có hai nghiệm phân biệt.
+ phương trình \({x^2} = 1 - m\) và \({x^2} = - 1 - m\) vô nghiệm.
Do đó \(g'\left( x \right) = 0\) không có \(5\) nghiệm phân biệt và hàm số đã cho không có \(5\) điểm cực trị.
TH6: \( - 1 < m < 1\) thì
+ phương trình \({x^2} = 2 - m\) có hai nghiệm phân biệt.
+ phương trình \({x^2} = 1 - m\) có hai nghiệm phân biệt.
+ phương trình \({x^2} = - 1 - m\) vô nghiệm.
Do đó \(g'\left( x \right) = 0\) có \(5\) nghiệm phân biệt và các nghiệm này đều là nghiệm đơn nên hàm số đã cho có \(5\) điểm cực trị.
TH7: \(m < - 1\) thì các phương trình \({x^2} = 2 - m;{x^2} = 1 - m,{x^2} = - 1 - m\) đều có hai nghiệm phân biệt dẫn đến \(g'\left( x \right) = 0\) có \(7\) nghiệm phân biệt và hàm số đã cho không có \(5\) điểm cực trị.
Vậy tập hợp các giá trị của \(m\) để hàm số \(g\left( x \right)\) có \(5\) điểm cực trị là \(\left[ \begin{array}{l}m = - 1\\ - 1 < m < 1\end{array} \right.\) hay \( - 1 \le m < 1\).
Do \(m\) nguyên nên \(m \in \left\{ { - 1;0} \right\}\), có \(2\) giá trị thỏa mãn bài toán.
Chọn D.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Toán THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu - An Giang - Lần 1 - Năm 2019 - Có lời giải chi tiết