Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) được đánh giá là
Câu hỏi: Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) được đánh giá là
A “Nước cờ táo bạo” của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
B “Nước cờ liều lĩnh” của Hồ Chủ tịch và Đảng ta
C “Nước cờ sắc sảo” của Hồ Chủ tịch và Đảng ta
D “Nước cờ bế tắc” của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh
Đáp án
C
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Đánh giá, liên hệ.
Giải chi tiết:
- Trong 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc (1945-1975), ngành ngoại giao Việt Nam có 3 cột mốc nổi bật là Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Hiệp định Geneva 1954 và Hiệp định Paris 1973.
- Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp 6/3/1946 khác với 2 hiệp định sau ở chỗ đây chưa phải là văn kiện chấm dứt một cuộc chiến tranh mà mới chỉ là hiệp định tạm thời trước khi đạt được một thỏa thuận song phương chính thức giữa Việt Nam và Pháp.
- Tuy nhiên văn kiện tạm thời đó lại có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh đặc thù thời đó. Chính Hiệp định sơ bộ này đã tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc trong giai đoạn đầu của chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Cuối năm 1945 và đầu năm 1946, tình hình ở Việt Nam cực kỳ phức tạp. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nằm trong vòng vây của các thế lực thù địch trong và ngoài nước - những kẻ chỉ chực chờ cơ hội để lật đổ chính phủ cách mạng non trẻ, Pháp và Tưởng đã liên kết với nhau và kí Hiêp ước Hoa - Pháp (28-2-1946). Thế nhưng một sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Sáng 6/3/1946, quân Tưởng đã chủ động nổ súng vào tàu chiến Pháp tiến vào cảng Hải Phòng ở miền Bắc. Quân Pháp phản pháo ngay lập tức. Giao tranh kéo dài đến trưa hôm đó, với thương vong và thiệt hại cho cả hai bên.
- Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước. Trước đó Việt Nam và Pháp đã bí mật đàm phán với nhau nhiều lần. Pháp cũng muốn dàn xếp với Việt Nam để được đưa quân ra Bắc an toàn, tránh tình trạng bị kháng cự mãnh liệt như ở miền Nam.Tuy nhiên đàm phán bế tắc quanh vấn đề độc lập của Việt Nam. Phía ta không chấp nhận “tự trị” còn phía Pháp không chấp nhận “độc lập”.
- Trong bối cảnh xảy ra vụ bắn nhau Pháp-Hoa, vào sáng ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra công thức mới để phá vỡ thế bế tắc, đó là thay từ “độc lập” bằng từ “tự do” đi kèm với định nghĩa. “Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do…”. Ta và Pháp đã nhanh chóng ký được bản Hiệp định sơ bộ vào chiều 6/3/1946.
=> Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã nhân nhượng vào đúng thời điểm Pháp chịu sức ép từ quân Tưởng nổ súng.
=> Như vậy với việc quyết đoán ký nhanh với Pháp Bản Hiệp định sơ bộ thì ta đã nhanh chóng và không tốn sức lực gạt được 180.000 quân Tưởng ra khỏi miền Bắc (dù trên thực tế, lính Tưởng phải đến tháng 6/1946 mới rút hết về nước). Với việc ký kết này, ta đã biến điều khoản thay quân trong Hiệp định song phương Trùng Khánh giữa Pháp và Tưởng thành thỏa thuận 3 bên.
=> Hiệp định thể hiện chủ quyền của Việt Nam khi quy định rõ Pháp chỉ được đưa vào miền Bắc 15.000 quân và số quân này phải rút hết trong 5 năm. Hiệp định sơ bộ cũng góp phần làm giảm sức ép quân sự của Pháp đối với lực lượng kháng chiến Nam bộ khi đó.
Chọn: C
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946