Cho tam giác \(ABC\;\left( {AB < AC} \right)\)...
Câu hỏi: Cho tam giác \(ABC\;\left( {AB < AC} \right)\) vuông tại \(A\) có đường cao \(AH.\) Gọi \(E,\;F\) lần lượt là hình chiếu của \(H\) lên \(AB,\;AC.\) a) Chứng minh rằng: \(BE\sqrt {CH} + CF\sqrt {BH} = AH\sqrt {BC} .\)b) Gọi \(D\) là điểm đối xứng của \(B\) qua \(H\) và gọi \(O\) là trung điểm của \(BC.\) Đường thẳng đi qua \(D\) và vuông góc với \(BC\) cắt \(AC\) tại \(K.\) Chứng minh rằng: \(BK \bot AO.\)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Cho tam giác \(ABC\;\left( {AB < AC} \right)\) vuông tại \(A\) có đường cao \(AH.\) Gọi \(E,\;F\) lần lượt là hình chiếu của \(H\) lên \(AB,\;AC.\)
a) Chứng minh rằng: \(BE\sqrt {CH} + CF\sqrt {BH} = AH\sqrt {BC} .\)
Dễ thấy AEHF là hình chữ nhật (Tứ giác có ba góc vuông) \( \Rightarrow AF = EH;\,\,AE = FH\).
Ta có: \(BE\sqrt {CH} + CF\sqrt {BH} = AH\sqrt {BC} \)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {\left( {BE\sqrt {CH} + CF\sqrt {BH} } \right)^2} = {\left( {AH\sqrt {BC} } \right)^2}\\ \Leftrightarrow B{E^2}.CH + C{F^2}.BH + 2BE.CF.\sqrt {CH.BH} = A{H^2}.BC.\;\;\;\left( * \right)\end{array}\)
Áp dụng hệ thức lượng cho tam giác \(ABC\;\)
vuông tại \(A\) có đường cao \(AH\) ta có:
\(A{H^2} = BH.CH.\;\;\;\left( 1 \right)\)
Xét \(\Delta EBH\) và \(\Delta FHC\) ta có:
\(\begin{array}{l}\widehat {BEH} = \widehat {HFC} = {90^0}\\\widehat {EBH} = \widehat {FHC}\;\;\left( {dong\,vi\;do\;AB//HF} \right).\\ \Rightarrow \Delta EBH \sim \Delta FHC\;\;\left( {g - g} \right).\\ \Rightarrow \frac{{BE}}{{FH}} = \frac{{EH}}{{FC}} = \frac{{BH}}{{HC}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}BE.FC = FH.EH = AE.AF\\EH.HC = FC.BH\\BE.HC = FH.BH\end{array} \right..\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}B{E^2}.CH = BE.FH.BH = BE.AE.HB = H{E^2}.HB\\C{F^2}.BH = CF.EH.HC = CF.AF.HC = H{F^2}.HC\\2BE.CF.\sqrt {CH.BH} = 2AE.AF.AH.\end{array} \right..\\ \Rightarrow \left( * \right) \Leftrightarrow H{E^2}.HB + H{F^2}.HC + 2AE.AF.AH = A{H^2}.BC\\ \Leftrightarrow \left( {A{H^2} - A{E^2}} \right).HB + \left( {A{H^2} - A{F^2}} \right).HC + 2AE.AF.AH = A{H^2}.BC\,\,\left( {Pitago} \right)\\ \Leftrightarrow A{H^2}\left( {HB + HC} \right) - \left( {A{E^2}.HB - 2AE.AF.AH + A{F^2}.HC} \right) = A{H^2}.BC\\ \Leftrightarrow A{H^2}.BC - \left( {A{E^2}.HB - 2AE.AF.AH + A{F^2}.HC} \right) = A{H^2}.BC\\ \Leftrightarrow A{E^2}.HB - 2AE.AF.AH + A{F^2}.HC = 0\\ \Leftrightarrow A{E^2}.HB + A{F^2}.HC = 2AE.AF.AH.\end{array}\)
Ta có: \(\Delta BEH \sim \Delta HEA\;\;\left( {g - g} \right) \Rightarrow \frac{{EH}}{{EA}} = \frac{{BH}}{{HA}} \Leftrightarrow AE.BH = EH.HA.\)
\(\Delta AHF \sim \Delta HCF\left( {g - g} \right) \Rightarrow \frac{{AH}}{{HC}} = \frac{{AF}}{{HF}} \Leftrightarrow AF.HC = AH.HF.\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow A{E^2}.BH + A{F^2}.HC = AE.EH.HA + AF.AH.HF\\\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; = AE.AF.HA + AF.AH.AE\\\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; = 2.AE.AF.AH\;\;\left( {dpcm} \right).\end{array}\)
Vậy \(BE\sqrt {CH} + CF\sqrt {BH} = AH\sqrt {BC} .\)
b) Gọi \(D\) là điểm đối xứng của \(B\) qua \(H\) và gọi \(O\) là trung điểm của \(BC.\) Đường thẳng đi qua \(D\) và vuông góc với \(BC\) cắt \(AC\) tại \(K.\) Chứng minh rằng: \(BK \bot AO.\)
Gọi \(M\) là giao điểm của \(BK\) và \(AO.\)
Xét tứ giác \(ABDK\) ta có: \(\widehat {BAK} + \widehat {BDK} = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)
\( \Rightarrow ABDK\) là tứ giác nội tiếp (dấu hiệu nhận biết)
\( \Rightarrow \widehat {DBK} = \widehat {DAK}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung DK)
Xét \(\Delta BAD\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}AH \bot BD\\BH = HD\end{array} \right. \Rightarrow \Delta ABD\) là tam giác cân tại A.
\( \Rightarrow \widehat {BAH} = \widehat {HAD}\) (\(AH\) là phân giác của \(\widehat {BAD}\)).
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {DBK} = \widehat {DAK} = \widehat {BAC} - \widehat {BAD} = \widehat {BAC} - 2.\widehat {BAH}\\\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; = \widehat {BAC} - 2.\widehat {BCA}\;\;\left( {\widehat {BCA} = \widehat {BAH}} \right)\end{array}\)
Theo tính chất góc ngoài của tam giác và do \(\Delta AOC\) cân tại \(O\) nên ta có: \(\widehat {BOA} = \widehat {OCA} + \widehat {OAC} = 2.\widehat {BCA.}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {DBK} = \widehat {BAC} - 2.\widehat {BCA} = {90^0} - \widehat {BOA}\\ \Leftrightarrow \widehat {DBK} + \widehat {BOA} = {90^0}\end{array}\)
Xét \(\Delta BOM\) ta có: \(\widehat {BOM} + \widehat {MBO} = {90^0}\;\;\left( {cmt} \right)\) \( \Rightarrow \Delta BOM\) vuông tại \(M.\)
Hay \( \Rightarrow BK \bot AO\;\;\left( {dpcm} \right).\)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi chính thức vào 10 môn Toán Trường Phổ Thông Chuyên Hồ Chí Minh - Hệ Chuyên (Năm học 2018 - 2019) (có lời giải chi tiết)