Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để đ...
Câu hỏi: Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m{{\left( {x - 1} \right)}^2} + 4} }}\) có hai tiệm cận đứng:
A \(m<0\)
B \(m=0\)
C \(\left\{ \begin{array}{l}m < 0\\m \ne - 1.\end{array} \right.\)
D \(m<1\)
Đáp án
C
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phương pháp: Sử dụng định nghĩa của tiệm cận đứng để giải. Cụ thể đối với hàm số \(y = f\left( x \right)\) thì \(x = a\) là tiệm cận đứng khi \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} y,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ - }} y\) nhận một trong các giá trị \(- \infty , + \infty .$\)
Giải chi tiết:
Lời giải chi tiết.
Để hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m{{\left( {x - 1} \right)}^2} + 4} }}\) có hai tiệm cận đứng thì ta cần tìm sao cho tồn tại \({x_0},\,{x_1}\) sao cho \(\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } y,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } y,\mathop {\lim }\limits_{x \to x_1^ - } y,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to x_1^ + } y\) nhận một trong hai giá trị \(- \infty , + \infty .$\)
Trường hợp 1. Nếu \(m = 0.\) Khi đó \(y = \frac{{x + 1}}{2}.\) Ta có \( - \infty \mathop { < \lim }\limits_{x \to a} y = \frac{{a + 1}}{2} < + \infty \) nên không có tiệm cận đứng nào.
Trường hợp 2.\(m > 0.\) khi đó \( - \infty < \mathop {\lim }\limits_{x \to a} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to a} \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m{{\left( {x - 1} \right)}^2} + 4} }} = \frac{{a + 1}}{{\sqrt {m{{\left( {a - 1} \right)}^2} + 4} }} < + \infty \) do đó trường hợp hàm số cũng không có tiệm cận đứng nào.
Trường hợp 3. Khi \(m < 0.\) Ta viết lại \(y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m{{\left( {x - 1} \right)}^2} + 4} }} = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m\left[ {{{\left( {x - 1} \right)}^2} + \frac{4}{m}} \right]} }} = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m\left[ {\left( {x - 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)\left( {x - 1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)} \right]} }}.\)
Nhìn vào biểu thức cuối ta dự đoán điểm \({x_0},{x_1}\) sẽ tương ứng là \(1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }},1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}.\) Hơn nữa ta chú ý rằng biểu thức trong dấu căn cần dương nên ta phải có \(\left( {x - 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)\left( {x - 1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right) < 0 \Leftrightarrow 1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }} < x < 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}.\)
Xét giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)}^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)}^ + }} \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m\left[ {\left( {x - 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)\left( {x - 1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)} \right]} }}.\)
Nếu \( - 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }} = 1 \Leftrightarrow \frac{2}{{\sqrt { - m} }} = 2 \Leftrightarrow \sqrt { - m} = 1 \Leftrightarrow m = - 1.\) Thì giới hạn trên có dạng \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \frac{{x + 1}}{{\sqrt { - \left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - {1^ + }} \frac{{\sqrt {x + 1} }}{{\sqrt {1 - x} }} = 0\) do đó \(x = - 1\) không là tiệm cận đứng của hàm số đã cho.
Nếu \( - 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }} \ne 1 \Leftrightarrow m \ne - 1.\) Khi đó ta chứng minh được \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)}^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)}^ + }} \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m\left[ {\left( {x - 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)\left( {x - 1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)} \right]} }} = \infty .\) Do đó \(x = 1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}\) là một tiệm cận đứng của hàm số đã cho.
Trường hợp \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)}^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)}^ + }} \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m\left[ {\left( {x - 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)\left( {x - 1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)} \right]} }}.\) Ta có \(1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }} \ne 1,\,\,\forall m < 0.\) Và hơn nữa ta chứng minh được \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)}^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)}^ + }} \frac{{x + 1}}{{\sqrt {m\left[ {\left( {x - 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)\left( {x - 1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}} \right)} \right]} }} = \infty .\) Do đó \(x = 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }}\) là một tiệm cận đứng của hàm số đã cho. Ta lại có \(1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }} \ne 1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }},\,\,\forall m < 0.\) Vậy \(1 + \frac{2}{{\sqrt { - m} }},\,1 - \frac{2}{{\sqrt { - m} }}\,\,\left( {m < 0,m \ne - 1} \right)\) là hai tiệm cận đứng của hàm số đã cho.
Chọn đáp án C.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Toán trường THPT Chuyên Thái Bình - lần 1 - năm 2018 (có lời giải chi tiết)