Ở người, răng khểnh alen lặn a nằm trên NST thường...
Câu hỏi: Ở người, răng khểnh alen lặn a nằm trên NST thường qui định, alen trội A qui định răng bình thường; thuận tay phải do một alen trội B nằm trên cặp NST thường khác quy định, alen lặn b quy định thuận tay trái. Cả hai tính trạng này đều thể hiện hiện tượng ngẫu phối và cân bằng di truyền qua các thế hệ. Trong một quần thể cân bằng người ta thấy tần số alen a là 0,2, còn tần số alen B là 0,7. Nếu một người đàn ông thuận tay phải, răng bình thường và một người phụ nữ thuận tay phải, răng khểnh trong quần thể này lấy nhau thì khả năng họ sinh ra một đứa con trai thuận tay trái, răng bình thường và một đứa con gái thuận tay phải, răng khểnh là bao nhiêu?
A 0,120%
B 0,109%
C 0,132%
D 0,166%.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9- 10 môn Sinh số 1 (có lời giải chi tiết)