Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong tác...
Câu hỏi: Hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
+Vận dụng kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để tạo lập văn bản nghị luận văn học.
+Sử dụng các phương pháp giải thích, phân tích, tổng hợp, so sánh,…
Giải chi tiết:
1. Khi chưa có giặc ngoại xâm: Những người nông dân thuần phác (Câu 3,4,5)
- Họ sống cuộc đời “cui cút làm ăn”.
- Họ chỉ quẩn quanh trong lũy tre làng với tầm nhìn hạn hẹp.
- Họ chỉ mải miết với những công việc nhà nông quen thuộc : “tay vốn quen làm” >< xa lạ với công việc nhà binh: “chưa từng”, “chưa quen”, “đâu tới”.
2. Khi kẻ thù xâm lược xuất hiện: Có sự chuyển biến trong tình cảm và nhận thức. (Câu 6 -> Câu 9)
* Chuyển biến trong tình cảm:
- Thính giác: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng” -> chưa có cảm xúc, thái độ rõ rệt.
- Khứu giác: “Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm” -> ghét như nhà nông ghét cỏ.
- Thị giác: “Thấy bòng bong…”. “xem ống khói…”, “bữa”, “ngày” -> căm thù: “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”.
* Chuyển biến trong nhận thức:
- Ban đầu họ trông chờ vào quân đội của triều đình “như trời hạn trông mưa”.
- Hình thành những nhận thức mới:
+ Nhận thức về nền độc lập, về danh dự của Tổ quốc mình.
+ Kẻ thù không có lí do để tồn tại dưới ánh sáng của chính nghĩa.
+ Tự nguyện nhận trách nhiệm chống giặc ngoại xâm cứu nước.
Từ những so sánh ngầm về sức mạnh của kẻ thù đã cho thấy sự hiên ngang của người dân Cần Giuộc.
Sự chủ động -> tư thế oai phong lẫm liệt của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.
3. Vẻ đẹp hào hùng trong trận nghĩa đánh Tây: (Câu 10 -> Câu 15)* Tương quan lực lượng:
- Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc:
+ Không hề được trang bị binh thư, binh pháp, không từng được rèn luyện võ nghệ.
+ Mang trên mình những vũ khí và trang thiết bị thô sơ, vốn là vật dụng sinh hoạt và công cụ lao động hàng ngày:
Áo giáp -> manh áo vải
Dao tu -> ngọn tầm vông
Súng hỏa mai -> rơm con cúi
Gươm -> lưỡi dao phay.
- Kẻ thù xâm lược:
+ Đội quân tinh nhuệ, sắc bén.
+ Vũ khí và trang thiết bị tối tân:
Đạn nhỏ, đạn to
Tàu thiếc, tàu đồng
Súng nổ
=> Tương quan lực lượng chênh lệch
=> Đòn bẩy để tôn vinh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.
*Diễn biến:
- Người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc hiện lên trong tư thế tấn công như vũ bão:
+ “Đạp rào lướt tới”, “coi giặc cũng như không”
+ “Xô cửa xông vào liều mình như chẳng có”,
+ “Đâm ngang chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh”
+ “Bọn hè trước lũ é sau”
=> Nghệ thuật:
Dùng một loạt động từ mạnh một cách liên tiếp.
Dùng nhịp điệu nhanh, mạnh, đầy khí thế.
Lối chêm xen với những từ chéo.
=> Khung cảnh chiến trường ác liệt, hỗn loạn.-> Nổi bật vẻ đẹp của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc: hiên ngang, kiên cường, dũng cảm, bất khuất.
*Kết quả:
- “Đốt xong nhà dạy đạo…”
- “Chém rớ đầu…”
- “Làm cho mã tà ma ní hồn kinh”
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Thi giữa kì_Đề 3 (có lời giải chi tiết)