Em hãy phân tích vẻ đẹp người lính trong tác phẩm...
Câu hỏi: Em hãy phân tích vẻ đẹp người lính trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Tiến Duật.
- Giới thiệu tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Vẻ đẹp của người lính:
a. Tư thế ung dung, hiên ngang.
- Nhịp thơ 2/2/2 cùng với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, thái độ bình thản, tự tin cùng với đó là tư thế khoan thai, hiên ngang làm chủ hoàn cảnh vừa thể hiện sự tập trung cao độ, sự điềm tĩnh luôn hướng về phía trước.
- Người lính luôn hiên ngang “nhìn thẳng” vào gian khổ, vào sự hi sinh mà không hề run sợ, né tránh. Trong cái nhìn thẳng vào gian lao ấy cũng là niềm kiêu hãnh khi được xông pha nơi chiến trận.
b. Tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ, hiểm nguy, tinh thần trẻ trung, sôi nổi, lạc quan.
- Trong những chiếc xe không kính họ phải đối mặt với biết bao khó khăn, gian khổ, thiên nhiên khắc nghiệt. Họ đã biến những khó khăn ấy thành những điều thi vị với ý nghĩ táo bạo .
- Họ còn sôi nổi, lạc quan, yêu đời, tinh nghịch.
- Tinh thần lạc quan yêu đời ấy là biểu hiện của lòng dũng cảm, là sức mạnh của những người lính Trường Sơn.
c. Tình đồng đội keo sơn, gắn bó
- Từ trong mưa bom, bão đạn những chiếc xe nối đuôi nhau ra chiến trường, những con người tự bốn phương chẳng quen biết nay đã trở thành bạn bè qua những cái bắt tay vội vã.
- Tình đồng đội keo sơn gắn bó được thể hiện nồng ấm qua một bữa cơm giữa rừng. Trong giây phút ấy họ chia sẻ bát cơm, chiếc đũa,… với nhau. Chính điều ấy giúp họ xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau như những người ruột thịt trong gia đình.
- Tình cảm ấy đã tiếp sức cho các anh, nâng bước giúp các anh tiếp tục lên đường: “Võng mắc…trời xanh thêm”
d. Ý chí chiến đấu vì miền Nam
- Trải qua mưa bom bão đạn chiếc xe đã hư hại và bị biến dạng. Nhưng bom đạn chỉ có thể làm biến dạng được chiếc xe chứ không thể làm thay đổi được ý chí chiến đấu của những người chiến sĩ, xe “vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.
3. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Học kì I_Môn Văn_Đề 2_Có lời giải chi tiết