CÂU III.. Cảm nhận về khổ thơ sau:thình lình đèn...
Câu hỏi: CÂU III.. Cảm nhận về khổ thơ sau:thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung:
- Tác giả: Nguyễn Duy ( 1948) quê ở Thanh Hóa. Ông thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Bài thơ ra đời năm 1978 tại Thành Phố Hồ Chí Minh. ( ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước).
2. Cảm nhận về đoạn thơ:
Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ là các khổ 4, 5,6 của bài thơ kể lại cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa người và trăng ở thành phố, sau nhiều năm không gặp. Cảm nhận về nội dung:
- Trăng và người gặp nhau trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt:
+ Đây là một sự cố quen thuộc, chân thực dễ bắt gặp ở thành thị. Cái lấp lánh của ánh điện, của gương biến mất, con người bị vây quanh trong vỏ bọc căn phòng tối tăm mà ngột ngạt.
+ Con người vội bật tung cửa sổ: đó là hành động tự nhiên, con người khao khát thoát khỏi không gian tù túng, trật hẹp.
+ Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt gây ấn tượng mạnh “ đột ngột vầng trăng tròn”. Chính lúc “ phòng buyn – đinh tối om”, nhà thơ mới nhận ra vẻ đẹp đích thực của vầng trăng tròn mà lâu nay sống với “ ánh điện, cửa gương” đã quên mất.
+ Ánh trăng vẫn thế, nguyên vẹn là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ , chung thủy suốt đời tuổi thơ rồi thời chiên stranh trong rừng.
- Sự thức tỉnh của con người khi đối diện với vầng trăng:
+ Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế lặng im: “ Ngửa mặt lên nhìn mặt- có cái gì rung rung”.
+ Vầng trăng là hình ảnh thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt đời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở rừng. Vầng trăng xuất hiện làm ùa dạy trong tâm trí con người bao kỉ niệm của những năm tháng gia lao mà vất vả, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị , hiền hậu: “ như là đồng là bể- như là sông là rừng”.
+ “ Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho tính cảm tròn đầy, vẹn nguyên , nghĩa tình của quá khứ đầy đặn thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên , cuộc đời và con người.
+ “Ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa chỉ sự nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong im lặng nhưng đầy bao dung.
+ “ giật mình” là phản xạ của con người biết suy nghĩ. Tự nhận ra sự vô tình, bạc bẽo và nông nổi trong cách sống của mình.Đó là sự ăn năn, tự trách, tự nhắc nhở bản thân không để quên quá khứ, không để quên ân nghĩa thuye chung .
Con người có thể vô tình lặng quên nhưng nghĩa tình thủy chung quá khứ vẫn trọn vẹ, vĩnh hằng.
- Nghệ thuật :
+ Đoạn thơ là sự kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và trữ tình.
+ Thể thơnăm chữ kết hợp với giọng điệu tâm tình, nhịp thơ trôi chảy, tự nhiên theo lời kể khi tha thiết dâng trào, khi trầm lắng.
3. Đánh giá chung:
- Đoạn thơ là lời nhắc nhở thầm kín về thái độ sống, về tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao và nghĩa tình với thiên nhiên đất nước bình dị mà hiền hậu.
- Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc “ Uống nước nhớ nguồn” gợi đạo lí ân nghĩa thủy chung- một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Nam Định - năm 2016 - 2017