Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 trườ...
- Câu 1 : Ông K làm việc ở công ty liên doanh Z với mức lương 400 USD 1 tháng. Ông kí hợp đồng vô thời hạn với công ty từ ngày 4/6/1994. Đến ngày 30/6/2011 công ty cho ông K nghỉ việc với lí do ông đã 60 tuổi – đủ tuổi về hưu. Ông K đệ đơn yêu cầu công ty Z phải bồi thường cho ông tiền lương trong quãng thời gian ông không được làm việc và nhận ông làm việc trở lại. Hỏi việc làm của ai là đúng pháp luật lao động?
A. Ông K
B. Ông K và công ty Z
C. Công ty Z.
D. Không ai đúng
- Câu 2 : Anh A và chị B sống với nhau từ năm 2013 đến nay, có 1 con chung nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn. Tài sản của 2 người làm ra được gồm 1 căn nhà có giấy tờ mang tên anh A, 1 ôtô, một mảnh đất mua chung với người khác mang tên anh A nhưng thực tế đều là tài sản chung. Đến nay 2 người cảm thấy không ở được với nhau nữa. Vậy vấn đề con cái pháp luật sẽ giải quyết như thế nào?
A. con gái theo mẹ, con trai theo cha.
B. như 2 người đã kết hôn.
C. mỗi người nuôi 1 năm.
D. theo ý con.
- Câu 3 : Trường hợp nào sau đây kết hôn là trái quy định của pháp luật?
A. Chị Hồng và anh Nam tự nguyện đến UBND để đăng kí kết hôn.
B. Anh Nam 20 tuổi 2 tháng kết hôn với chị Hồng vừa tròn 18 tuổi
C. Sau khi vợ anh Nam bị bệnh qua đời, anh đã kết hôn với người khác.
D. Do kết hôn lần 2 anh Nam không đăng kí kết hôn mà chỉ tổ chức đám cưới.
- Câu 4 : Anh A nghỉ việc một số ngày vì lý do gia đình và bị giám đốc công ty ra quyết định kỉ luật hạ bậc lương. Anh A cho rằng quyết định này đối với mình là không thỏa đáng. Anh A làm đơn gửi lên Giám đốc. Trong trường hợp này anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền kiến nghị.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền khiếu nại.
- Câu 5 : Trường hợp nào sau đây đủ năng lực chịu trách nhiêm pháp lý?
A. Người dưới 14 tuổi cố ý phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
B. Người 17 tuổi đánh chuột bằng điện, đã làm 1 người hàng xóm bị chết do điện giật.
C. Người 18 tuổi do phòng vệ chính đáng nên đã làm họ bị thâm tím nhẹ tay chân.
D. Người đủ 16 tuổi trở lên gây tổn hại sức khỏe người khác do mắc bệnh tâm thần.
- Câu 6 : Anh G cùng một nhóm thanh niên lên kế hoạch cướp tiệm vàng O. Sau khi cướp được hơn 100 cây vàng và một số loại đồ dùng có giá trị khác, G về nhà gọi vợ và 2 con cùng bỏ trốn. Vợ G nhất định không đi thì G ôm đứa con nhỏ lên dọa sẽ giết chết. Thấy vậy, con trai lớn của G cầm gậy bên cạnh đập vào đầu làm G ngất đi. Vợ G liền trói G vào cột nhà đến sáng rồi gọi công an đến giải quyết. Trường hợp trên ai là và gia người vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân đình?
A. Anh G.
B. Vợ chồng anh G.
C. Vợ chồng G và đứa con trai lớn.
D. G và con trai lớn
- Câu 7 : Nhân dân địa phương X tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XII. Kết quả Anh S được bầu làm đại biểu Quốc hội tỉnh X. Anh S rủ anh K cũng được bầu làm đại biểu Quốc hội tỉnh Y đi họp Quốc hội. Cả hai anh đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp hợp với lòng dân và được các đại biểu các tỉnh tán thành. Hãy chỉ ra việc làm của ai trên đây thể hiện hình thức dân chủ trực tiếp?
A. Nhân dân địa phương X.
B. Nhân dân địa phương X, anh S và anh K.
C. Anh S và nhân dân địa phương X.
D. Anh S và anh K
- Câu 8 : Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng để phát triển giáo dục – đào tạo nước ta?
A. Mở rộng quy mô giáo dục.
B. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
D. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học.
- Câu 9 : Quyền nào sau đây không thuộc quyền sáng tạo của công dân?
A. Quyền sở hữu công nghiệp
B. Quyền hoạt động khoa học công nghệ.
C. Quyền được chăm sóc sức khỏe.
D. Quyền tác giả
- Câu 10 : Trên thị trường mua bán trả góp, khái niệm cầu được hiểu là nhu cầu
A. có khả năng thanh toán.
B. hàng hóa mà người tiêu dùng cần.
C. chưa có khả năng thanh toán.
D. của người tiêu dùng.
- Câu 11 : X và P rủ nhau đi săn thú rừng. D và K hôm đó đang cố gắng vận chuyển khối lượng lớn ma túy qua bên kia biên giới. X đi săn thấy D và K đang lom khom trườn mình trên sườn núi, tưởng là thú X giơ súng bắn trúng D làm D bị thương ở chân. K nghe có tiếng súng sợ rằng có công an vây bắt liền bỏ chạy. Trên đường đi K gặp P, K cướp súng của P và bắn anh một phát vào ngực. Đúng lúc đó thì đoàn cảnh sát ập đến vây bắt K. Trường hợp trên ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. B. X. C. Anh K và D.
A. D. Anh X, K, D và P.
B. X
C. Anh K và D
D. Anh X. K.
- Câu 12 : Pháp luật không quy định trưởng thôn được quyền phạt tiền người gây rối trật tự công cộng, thế nhưng ông A sau khi uống rượu say đã đánh nhau gây mất trật tự công cộng đã bị trưởng thôn phạt 200 nghìn đồng. Trưởng thôn đã sai khi đưa ra
A. quyết định hành chính.
B. hành vi hành chính.
C. thủ tục hành chính.
D. mệnh lệnh hành chính.
- Câu 13 : Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm
A. kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tập thể.
B. kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
D. kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước.
- Câu 14 : Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?
A. Trèo tường vào nhà hàng xóm để lấy trái bóng mình vừa đá bay vào trong đó.
B. Nhân viên tiếp thị hàng hóa cố tình vào nhà dân giới thiệu sản phẩm.
C. Kẻ gian đột nhập vào nhà dân lúc nửa đêm.
D. Mọi người đập khóa cửa, xông vào nhà ông Nam để chữa cháy cho ngôi nhà của ông.
- Câu 15 : Hình phạt cao nhất của loại tội phạm rất nghiêm trọng là hình phạt nào dưới đây?
A. 3 năm tù.
B. 7 năm tù.
C. tử hình.
D. 15 năm tù.
- Câu 16 : Thời gian qua công ty X tự ý khai thác cát trên sông mặc dù chưa có giấy phép, hậu quả làm cho diện tích hoa màu của thôn Y bị sụt lún không có khả năng tái tạo. Hành vi của công ty X đã vi phạm những hạn chế của quy luật kinh tế và chính sách nào dưới đây?
A. Quy luật giá trị và chính sách tài nguyên.
B. Quy luật giá trị và chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
C. Quy luật cung cầu và chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
D. Quy luật cạnh tranh và chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Câu 17 : Mây 15 tuổi, người dân tộc H’Mông, trên đường đi học về đã bị Ba ( người H Mông ) cùng nhóm bạn của mình bắt cóc về làm vợ. Thấy vậy, A ( người dân tộc Kinh ) là bạn học cùng lớp Mây đã đến và đánh Ba bị gãy tay. Bố Ba thương con đã bắt trói A và đưa lên cơ quan xã. Hành vi của ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể?
A. Ba và A.
B. Bố con Ba và A.
C. Chỉ A.
D. Không ai vi phạm.
- Câu 18 : Nghĩa vụ nào dưới đây không phải là nghĩa vụ của người kinh doanh?
A. Bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
B. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
C. Mở rộng quy mô ngành, nghề đã đăng kí kinh doanh
D. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật
- Câu 19 : : Anh Y đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để giải quyết thì anh Y phóng xe bỏ chạy. Khi cảnh sát đuổi đến gần thì anh Y đạp và húc vào xe cảnh sát, làm cảnh sát giao thông bị trọng thương. Trong trường hợp trên, anh Y đã không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật.
- Câu 20 : Hành vi nào sau đây vi phạm hình sự?
A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy.
B. Anh H xúc phạm nghiêm trọng cán bộ chức năng.
C. Buôn bán hàng kém chất lượng có giá trị 10 triệu đồng.
D. Lấn chiếm vỉa hè để buôn bán.
- Câu 21 : Ông K bị khởi tố vì chở tôn cồng kềnh trên đường, khiến 1 người đâm vào tử vong. Lúc này, pháp luật gọi ông A là gì?
A. Bị cáo
B. Bị can
C. Tội phạm
D. Phạm tội
- Câu 22 : Linh mục Đ trong các bài giảng đạo của mình thường xuyên cố tình đưa các nội dung xuyên tạc sự thật nhằm chống đối lại Đảng và Nhà nước ta. Việc làm của linh mục Đ đã vi phạm nội dung nào sau đây trong quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tôn giáo chung sống hòa bình với nhau.
B. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
C. Các tôn giáo có quyền hoạt động theo quy định pháp luật.
D. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được bảo vệ.
- Câu 23 : Hành vi nào sau đây không thuộc dấu hiệu của vi phạm pháp luật?
A. Giao hàng không đúng hẹn do mưa lũ.
B. Cố ý làm thất thoát tài sản của Nhà nước
C. Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.
D. Xả chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường
- Câu 24 : Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến tác động của pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể là: kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và
A. bảo vệ quốc phòng, an ninh.
B. bảo vệ rừng.
C. bảo vệ tài nguyên.
D. bảo vệ con người.
- Câu 25 : Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thuộc quyền nào sau đây của công dân?
A. dân chủ của công dân
B. tự do của công dân
C. hoạt động công khai của công dân
D. bình đẳng của công dân.
- Câu 26 : Thực hiện pháp luật là quá trình đưa những quy định của pháp luật trở thành những hành vi
A. hợp tình của công dân.
B. hợp ý cán bộ.
C. hợp pháp của công dân.
D. hợp lệ làng.
- Câu 27 : Bị bạn bè lôi kéo, S (10 tuổi) theo đám bạn đi ăn trộm ngô non, không may hôm đó S bị chủ ruộng phát hiện và lấy dây thừng trói chân tay lại đánh đập thương tật 30%. Chủ ruộng quay lại video cảnh ruộng ngô bị lấy trộm hết gần 50 bắp. Y – người qua đường thấy vậy liền qua khuyên ngăn nhưng chủ ruộng vẫn không dừng tay đánh đập mà còn đe dọa sẽ đánh cả Y nếu Y không đi chỗ khác. Y bực tức lấy điện thoại quay video thì bị chủ ruộng đập vỡ điện thoại có giá trị 10 triệu đồng.Hành vi của chủ ruộng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Dân sự và hành chính.
B. Hành chính và kỉ luật,
C. Hình sự và dân sự.
D. Hành chính và hình sự.
- Câu 28 : Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó, được gọi là
A. tăng năng suất lao động.
B. tăng trưởng kinh tế.
C. tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ.
D. phát triển kinh tế.
- Câu 29 : Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công. Vậy theo em, cơ sở sản xuất của ông A thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tư bản nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Câu 30 : Ông P quyết định chuyển về quê sinh sống mà không bàn bạc gì với vợ. Thấy vậy bà H vợ ông đã ra sức phản đối. Ông P không nói gì chỉ bảo: Thuyền theo lái, gái theo chồng, bà không đồng ý thì đi lấy chồng khác. Hành vi của ông P đã vi phạm quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?
A. Quan hệ nhân thân.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ tình cảm.
D. Quan hệ vợ, chồng.
- Câu 31 : Chức năng nào dưới đây của Nhà nước ta là căn bản nhất?
A. trấn áp các giai cấp đối kháng.
B. bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
C. tổ chức và xây dựng.
D. trấn áp và tổ chức xây dựng.
- Câu 32 : Chị Lan trong thời gian 3 năm xuất khẩu lao động sang Đài Loan đã bỏ trốn ra ngoài làm với mức lương cao hơn. Sau 4 năm chị trở về nước, vì sẵn tiếng Đài chị xin vào làm phiên dịch cho công ty liên doanh Việt – Đài. Làm được 1 năm chị vô tình gặp lại ông chủ lao động bên Đài Loan mà hiện chính là Giám đốc công ty chị. Giám đốc không đuổi việc Lan ngay mà sai T – trưởng phòng phải tạo chứng cứ giả khiến chị làm sai nhiều lần để lấy cớ đuổi việc chị. Chị biết chuyện báo lại với Tổng Giám đốc và Tổng giám đốc đã chỉ kỉ luật trường phòng T. Ai đã thực hiện sai luật lao động trong trường hợp trên?
A. Chị Lan và giám đốc.
B. Giám đốc và trưởng phòng T
C. Tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng T.
D. Chị Lan và Tổng giám đốc.
- Câu 33 : Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất?
A. Đối tượng lao động.
B. Công cụ lao động.
C. Kết cấu hạ tầng.
D. Sức lao động.
- Câu 34 : A là nhân viên lái xe chở xăng dầu cho công ty U. A đã nhiều lần ăn bớt dầu của công ty. Vợ A biết chuyện khuyên nhủ nhiều lần không được liền đi nói chuyện với B là nhân tình của cô. B lẳng lặng gặp riêng A và yêu cầu A phải đưa cho anh 150 triệu nếu không B sẽ báo giám đốc công ty đuổi việc anh. Vợ A lén đi theo và quay được cảnh tống tiền này. Vợ A gửi video cho giám đốc công ty của B khiến B bị đuổi việc. B biết việc đánh vợ A thương tật lên đến 60 %. Trường hợp trên những ai phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Chỉ anh A.
B. Anh A và anh B.
C. Vợ chồng A.
D. Vợ chồng A và B.
- Câu 35 : Giám đốc công ty A đã ra quyết định chuyển công tác đối với chị N do mâu thuẫn cá nhân. Chị N đã làm đơn khiếu nại, ai sẽ là người giải quyết khiếu nại lần đầu của chị?
A. Giám đốc công ty A.
B. Tổng giám đốc công ty A.
C. Tòa án nhân dân.
D. Cơ quan điều tra.
- Câu 36 : Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở quyền nào sau đây của công dân?
A. quyền bình đẳng nam nữ.
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. quyền bầu cử, ứng cử.
- Câu 37 : Chị H lấn chiếm vỉa hè để trông giữ xe. Anh Q – cảnh sát trật tự an toàn giao thông đến nhắc nhở nhiều lần nhưng lần nào chị H cũng đưa anh 1 triệu đồng và mong anh cho chị tiếp tục trông xe để lấy tiền nuôi con. Trong lúc đưa tiền chị H cố tình quay lại video và còn cố làm những cử chỉ thân mật với anh. Chị H gửi video đó cho vợ anh Q và yêu cầu chị khuyên anh Q không đến làm phiền chị nữa nếu khôngchị sẽ gửi đơn kiện anh để anh bị mất việc. Vợ anh Q búc xúc liền thuê người bắt cóc con gái chị H và nhốt 3 ngày không thả. Trường hợp trên ai vi phạm hành chính?
A. Chị H.
B. Chị H và anh Q.
C. Vợ chồng anh Q và chị H.
D. Vợ chồng anh Q
- Câu 38 : Sau khi kết hôn, người vợ nghe lời chồng ở nhà chăm sóc gia đình để anh yên tâm công tác. Sau một thời gian tích góp, anh đã mua được một chiếc ô tô tri ̣giá 500 triệu đồng và đăng kí mang tên anh. Theo quy định của pháp luật, chiếc ô tô đó là tài sản của ai?
A. Tài sản chung của vợ, chồng
B. Tài sản riêng của người vợ
C. Tài sản thừa kế của các con.
D. Tài sản riêng của người chồng
- Câu 39 : Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương…là những công việc
A. dân ở xã giám sát, kiểm tra.
B. dân được thảo luận, tham gia ý kiến khi chính quyền xã quyết định.
C. dân bàn và quyết định trực tiếp.
D. dân phải được thông báo để biết và thực hiện.
- Câu 40 : Hành động nào sau đây được coi là không xâm phạm quốc phòng và an ninh quốc gia?
A. Làm lộ bí mật của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
B. Cắt trộm đường dây điện thoại.
C. Đến sống và học tập tại một nước từng là kẻ thù xâm lược.
D. Phá hoại cột mốc biên giới.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại