Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT T...
- Câu 1 : Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán được gọi là gì?
A. hàng hoá.
B. thị trường.
C. tiền tệ.
D. giá cả.
- Câu 2 : Cung được hiểu như thế nào?
A. khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường.
B. khối lượng hàng hóa người tiêu dùng cần mua.
C. sự tác động của giá cả trên thị trường.
D. khối lượng sản phẩm của những người sản xuất.
- Câu 3 : Cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai trong các trường hợp sau?
A. Người mua và người bán.
B. Người bán và người bán.
C. Người sản xuất với người sản xuất.
D. Người tiêu dùng với người bán.
- Câu 4 : Hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành là một trong những nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Pháp luật.
B. Lối sống.
C. Phong tục tập quán.
D. Đạo đức.
- Câu 5 : Những quy tắc xử sự bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
- Câu 6 : Những hoạt động có mục đich, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào duới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
- Câu 7 : Nam thanh niên đủ từ 18 đến 25 tuổi thực hiện đúng nghĩa vụ quân sự, thanh niên đó đã thể hiện?
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
- Câu 8 : Tòa án xét xử và tuyên án người phạm tội là đang thể hiện?
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật
- Câu 9 : Công ty chị M gây ô nhiễm môi trường do xả nước thải ra sông bị phạp 15 triệu đồng. Công ty đã vi phạm gì?
A. Pháp luật hình sự.
B. Pháp luật hành chính.
C. Pháp luật dân sự.
D. Pháp luật kỉ luật.
- Câu 10 : Bạn M 17 tuổi mâu thuẫn với anh K nên đã rủ một bạn mang hung khí đến đánh anh K dẫn đến tử vong. Hành vi của bạn M thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hình sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
- Câu 11 : Khẳng định nào sau đây không đúng trong bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?
A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trước pháp luật.
B. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không bị xử lý.
- Câu 12 : Trong cùng một hoàn cảnh người có chức vụ và người lao động vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào?
A. nặng hơn người lao động.
B. nhẹ hơn người lao động.
C. như người lao động.
D. có thể khác nhau.
- Câu 13 : Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là gì?
A. bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ ,chồng và giữa các thành viên trong gia đình.
B. bình đẳng về quyền giữa các thành viên trong gia đình.
C. tất cả các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như nhau.
D. bình đẳng về nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.
- Câu 14 : Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền gì?
A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi.
B. được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi.
C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp.
D. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng.
- Câu 15 : Nhà nước chủ trương “ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ” điều này thể hiện gì?
A. Bình đẳng trong kinh doanh
B. Bình đẳng về việc làm
C. Bình đẳng giữa vợ và chồng
D. Bất bình đẳng
- Câu 16 : Hà đang học lớp 10, bố mẹ Hà bắt Hà bỏ học lấy chồng vì cho rằng con gái đằng nào cũng lấy chồng là xong học hành làm gì nhiều cho mất thời gian và tốn kém tiền của. Theo em bố mẹ Hà đã vi phạm nội dung nào trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
B. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- Câu 17 : Học xong lớp 12, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A đã xin đi làm công nhân nhà máy May gần nhà, em vừa có thời gian giúp đỡ gia đình, vừa bảo ban các em học hành, điều này thể hiện điều gì?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong kinh doanh.
- Câu 18 : Thấy chị H được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 60 phút vì đang mang thai, chị T (đang không mang thai) cũng yêu cầu được nghỉ để như chị H vì cùng là lao động nữ. Theo quy định của pháp luật thì chị T được phép làm gì?
A. không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc.
B. không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật.
C. cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động.
D. cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động.
- Câu 19 : Bình đẳng giữa các dân tộc được đảm bảo gì?
A. Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
B. Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng.
C. Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển.
D. Duy trì và tạo điều kiện phát triển.
- Câu 20 : Ý kiến nào dưới đây thể hiện Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc?
A. Cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.
B. Đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu, vùng xa.
C. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa ở các thôn.
D. Hỗ trợ gạo cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
- Câu 21 : Anh S là người dân tộc Khơ me làm đơn tố cáo đến cơ quan B tuy nhiên cơ quan B đã không giải quyết đơn của anh vì lý do anh là người dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện sự không bình đẳng về lĩnh vực nào giữa các dân tộc?
A. Kinh tế.
B. Xã hội.
C. Văn hóa.
D. Chính trị.
- Câu 22 : Hoàn thành câu sau: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc .................
A. công văn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
B. lệnh của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
C. phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
D. đề nghị của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
- Câu 23 : Bạn A là học sinh trường THPT huyện X mất chiếc xe đạp và khẩn cấp trình báo với công an xã. Lúc này, bạn A khẳng định bạn B bạn học cùng lớp lấy cắp xe đạp của mình. Dựa vào ời khai đó của bạn A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh B. Vậy việc làm của công an xã đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ danh dự và nhân phẩm.
B. Quyền được đảm bảo đời sống riêng tư của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được tự do cá nhân của công dân.
- Câu 24 : Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây gổ đánh nhau trong sân trường.
B. Hai nhà hàng xóm cãi nhau.
C. Bạn A nói xấu một bạn khác trong lớp.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
- Câu 25 : H và N là bạn học cùng lớp, do mâu thuẫn về mặt tình cảm nên H đã nhắn tin xúc phạm N. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
- Câu 26 : Năm nay A học lớp 12, nhưng lại ham chơi game ảnh hưởng đến kết quả học tập. Anh H là anh trai của A đã khuyên bảo nhiều lần mà không nghe nên rất bực. Khi phát hiện A bỏ học đi chơi game trong nên đã định xông vào mắng mạt sát, xúc phạm chủ quán. Em sẽ xử sự như thế nào trong trường hợp này?
A. Báo cho A biết và bỏ chốn.
B. Khuyên Anh H làm như vậy là vi phạm pháp luật.
C. Cứ để anh H xông vào và đứng ở ngoài xem.
D. Giúp chủ quán đánh lại anh H.
- Câu 27 : Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân có nghĩa là gì?
A. công dân tham gia thảo luận các công việc chung của đất nước.
B. công dân trực tiếp giải quyết các công việc chung của đất nước.
C. chỉ cán bộ lãnh đạo mới có quyền thảo luận các công việc chung của đất nước.
D. mọi công dân đều có quyền quyết định các công việc chung của đất nước.
- Câu 28 : Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền gì?
A. thay đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
B. xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
C. điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
D. hủy bỏ quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
- Câu 29 : Quyền học tập của công dân được hiểu là mọi người có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với gì?
A. khả năng của bản thân.
B. yêu cầu của gia đình.
C. định hướng của nhà trường.
D. trào lưu của xã hội.
- Câu 30 : Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học công nghệ là nội dung của quyền nào?
A. phát triển.
B. tác giả.
C. sáng tạo.
D. sáng chế.
- Câu 31 : Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp lên cao được hiểu là gì?
A. học không hạn chế.
B. học bất cứ ngành nghề nào.
C. học thường xuyên.
D. học bằng nhiều hình thức
- Câu 32 : Em K có năng khiếu và thi đỗ vào trường Văn hóa nghệ thuật. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố mẹ em bắt nghỉ học để phụ giúp gia đình. Trong trường hợp này bố em K đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Học tập và sáng tạo.
B. Học tập và phát triển.
C. Sáng tạo và phát triển.
D. Sáng tạo và tự do.
- Câu 33 : Anh C nghi ngờ vợ mình là chị B có quan hệ tình cảm với ông A giám đốc nơi vợ chồng anh cùng công tác nên đã xúc phạm hai người trong cuộc họp. Thấy chị B trốn khỏi cơ quan và bỏ đi biệt tích, anh D là anh rễ chị B đánh anh C gãy tay. Trong thời gian anh C xin nghỉ phép mười ngày để điều trị, ông A đã sa thải anh C và tuyển dụng anh E vào vị trí này. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Anh D, ông A và anh C.
B. Chị B và ông A.
C. Ông A, anh C và anh E.
D. Ông A và anh C.
- Câu 34 : Một trong những nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh là gì?
A. Sản xuất các mặt hàng có mẫu mã giống với mẫu mã nước ngoài.
B. Nộp thuế theo nhu cầu của người sản xuất.
C. Sản xuất hàng hóa cho người tiêu dùng.
D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Câu 35 : Trẻ em được tiêm vắc xin miễn phí tại các cơ sở y tế công lập để làm gì?
A. Tăng cường tuổi thọ.
B. Đảm bảo phát triển giống nòi.
C. Giảm tỷ lệ mắc bệnh.
D. Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
- Câu 36 : Bình năm nay 18 tuổi, đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, em đã làm đơn tham gia nghĩa vụ quân sự. Bình đã thực hiện quy định của pháp luật về mặt nào?
A. Phát triển kinh tế.
B. Phát triển các lĩnh vực xã hội.
C. Quốc phòng, an ninh.
D. Phát triển văn hóa.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại