Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4: (có đáp án) Quyền bình...
- Câu 1 : Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
B. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
C. Bình đẳng trong kinh doanh.
D. Bình đẳng trong lao động.
- Câu 2 : Nội dung nào sau đây không thuộc về quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.
D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
- Câu 3 : Quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ
A. tài sản và quan hệ nhân thân.
B. tài sản và quan hệ thừa kế.
C. nhân thân và quan hệ sở hữu.
D. sở hữu và quan hệ tài sản.
- Câu 4 : Vợ, chồng bình đẳng trong sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong quan hệ
A. tài sản.
B. nhân thân.
C. lao động.
D. huyết thống.
- Câu 5 : Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền nào dưới đây?
A. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng.
C. Mua, bán, đổi, cho vay mượn tài sản chung.
D. Mua, bán, đổi, cho vay, mượn, đầu tư kinh doanh.
- Câu 6 : Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Không phân biệt đối xử giữa các con.
B. Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
C. Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
D. Không chê bai con học kém hơn các bạn ở trường.
- Câu 7 : Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu, là mối quan hệ mấy chiều?
A. một chiều.
B. Hai chiều.
C. Phụ thuộc.
D. Ràng buộc.
- Câu 8 : Hành vi nào sau đây không phải là nội dung của bình đẳng giữa anh, chị, em?
A. Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.
B. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.
C. Dạy dỗ em học tập khi không còn cha mẹ nuôi dưỡng.
D. Sai em làm các công việc nặng nhọc để kiếm tiền.
- Câu 9 : Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc đối xử với nhau như thế nào?
A. Công bằng, bình đẳng, tôn trọng.
B. Công bằng, dân chủ, bình đẳng.
C. Công bằng, dân chủ, tôn trọng.
D. Công bằng, tôn trọng, yêu thương.
- Câu 10 : Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng về thu nhập trong lao động.
- Câu 11 : Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Mọi người có quyền lựa chọn bất cứ nghề nghiệp nào mà bản thân thấy thích.
B. Mỗi người có quyền lựa chọn nơi để làm việc phù hợp với khả năng của bản thân.
C. Mỗi người đều có quyền làm việc phù hợp với khả năng của mình.
D. Mỗi người có quyền lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
- Câu 12 : Sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. hợp đồng mua bán.
B. hồ sơ lao động.
C. hợp đồng lao động.
D. hồ sơ mua bán.
- Câu 13 : Việc giao kết hợp đồng lao động không phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Ưu tiên lao động nữ.
D. Giao kết trực tiếp.
- Câu 14 : Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. đàm phán.
B. Thỏa thuận.
C. Hồ sơ lao động.
D. Hợp đồng lao động.
- Câu 15 : Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ có chính sách ưu đãi đối với những người lao động có điều kiện căn bản nào dưới đây?
A. có bằng tốt nghiệp đại học.
B. Có thâm niên công tác trong nghề.
C. Hồ sơ lao động.
D. Hợp đồng lao động.
- Câu 16 : Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
B. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
C. Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.
D. Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.
- Câu 17 : Bình đẳng trong kinh doanh được thực hiện trong quan hệ nào dưới đây?
A. Cung – cầu.
B. Cạnh tranh.
C. Kinh tế.
D. Sản xuất.
- Câu 18 : Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?
A. Nộp thuế.
B. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
D. Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
- Câu 19 : Theo quy định về quyền tự do kinh doanh, mỗi công dân đều được phép
A. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
B. tự do kinh doanh mọi mặt hàng.
C. thay đổi mặt hàng kinh doanh tùy thích.
D. tự chủ đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện.
- Câu 20 : Nội dung nào dưới đây biểu hiện quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
B. Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu chiếc ô tô hạng sang.
C. Chồng đứng tên một mình trong sổ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
D. Chồng được thừa kế riêng một mảnh đất do cha mẹ để lại.
- Câu 21 : Anh X là người ít nói, chăm chỉ làm việc, yêu thương vợ con nhưng mỗi lần uống rượu say anh lại mắng chửi, thậm chí đánh vợ. Trong trường hợp này, anh X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Gia đình.
B. Nhân thân.
C. Tình cảm.
D. Tài sản.
- Câu 22 : Mỗi lần con ốm, hai vợ chồng anh Y luôn thay nhau thức đêm để chăm con. Vợ chồng anh Y đã thể hiện bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Với con.
B. Tài sản.
C. Tình cảm.
D. Nhân thân.
- Câu 23 : Do ham mê cờ bạc, anh Z đã mang sổ đỏ của gia đình đi cầm để lấy tiền cá độ bóng đá mà vợ anh Z không hề hay biết. Anh Z đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
A. Kinh tế.
B. Nhân thân.
C. Tài sản.
D. Tiền bạc.
- Câu 24 : Trường hợp nào sau đây thể hiện trái với bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái?
A. Cha mẹ chỉ cho con trai có quyền thừa kế tài sản mà không cho con gái.
B. Cha mẹ yêu thương và chăm sóc con nuôi và con đẻ như nhau.
C. Mọi công việc lớn trong gia đình, cha mẹ đều họp các con lại cùng thảo luận trước khi quyết định.
D. Con trai có nguyện vọng đi học nghề, con gái có nguyện vọng học đại học và đều được cha mẹ đáp ứng.
- Câu 25 : Chị G bị chồng là anh D bắt theo tôn giáo của gia đình nhà chồng nhưng chị G không đồng ý. Bố mẹ anh D là ông bà S rất không hài lòng, muốn G nghỉ việc ở nhà để chăm lo cho gia đình. Hơn thế nữa, anh D lại tự ý bán chiếc xe máy riêng của chị G vốn đã có từ trước khi kết hôn khiến chị G vô cùng chán nản. Thương con gái bị gia đình nhà chồng đối xử tệ bạc, bố mẹ chị G đã đến chửi rủa anh D, nhờ chị Y đăng bài nói xấu để hạ uy tín của ông bà S trên mạng. Trong tình huống này, ai đã vi phạm nội dung bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Anh D, chị G.
B. Anh D và chị Y.
C. Ông bà S.
D. Anh D.
- Câu 26 : Do nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giao kết hợp đồng lao động.
B. Xác lập quy trình quản lí.
C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.
D. Áp dụng chế độ ưu tiên.
- Câu 27 : Chị T nộp hồ sơ xin việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc đưa cho chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị T đọc thấy trong hợp đồng không có điều khoản quy định về tiền lương nên đề nghị bổ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Trực tiếp.
B. Bình đẳng.
C. Tự do.
D. Tự nguyện.
- Câu 28 : Công ty M quyết định sa thải và yêu cầu anh Y phải nộp bồi hường vì anh Y tự ý nghỉ việc để đi làm cho công ty khác trả lương cao hơn khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ty M không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Giao kết hợp đồng lao động.
B. Thực hiện quyền lao động.
C. Tổ chức lao động.
D. Tìm kiếm việc làm.
- Câu 29 : Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?
A. Kinh doanh vàng bạc, đá quý.
B. Dịch vụ thoát nước.
C. Sản xuất xe cho người tàn tật.
D. Bán thuốc tân dược.
- Câu 30 : Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện?
A. Sản xuất nông sản sạch.
B. Tổ chức dạy thêm, học thêm.
C. Dịch vụ cưới hỏi.
D. Cắt tóc, gội đầu.
- Câu 31 : Hành vi nào sau đây của doanh nghiệp đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong quá trình kinh doanh?
A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng kí.
B. Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
C. Thực hiện tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường.
D. Chỉnh sửa sổ sách kế toán để phải đóng mức thuế thấp hơn so với thực tế.
- Câu 32 : Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường, sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao, anh đã đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do tuyển dụng chuyên gia.
B. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu.
C. Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
D. Chủ động mở rộng quy mô.
- Câu 33 : Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin đăng kí kinh doanh của ông A và ông B. Do nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ của ông B theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V là nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Biết được anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông B đã tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh V, chị N và ông A.
B. Ông A, ông B, chị N và anh V.
C. Ông A và chị N.
D. Ông B, chị N và ông A.
- Câu 34 : Để tăng lợi nhuận, công ty Y thường xuyên bí mật xả chất thải độc hại chưa qua xử lí ra ngoài môi trường, đồng thời thuê một số lao động dưới 14 tuổi vào làm việc. Công ty B đã vi phạm bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh và việc làm.
B. Kinh doanh và bảo vệ môi trường.
C. Kinh doanh và điều kiện làm việc.
D. Kinh doanh và lao động.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại