Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 13 (có đáp án): Môi trườn...
- Câu 1 : Âm thanh có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây?
A. Chất lỏng
B. Chất khí
C. Chất rắn
D. Chất lỏng, rắn và khí
- Câu 2 : Chọn câu sai trong các nhận định sau:
A. Âm thanh truyền được trong chất rắn
B. Âm thanh truyền được trong chất khí
C. Âm thanh truyền được trong chất lỏng
D. Các chất rắn, lỏng, khí và chân không đều truyền được âm thanh
- Câu 3 : Môi trường nào dưới đây không truyền được âm?
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Chân không
- Câu 4 : Môi trường nào sau đây không truyền được âm:
A. Nước
B. Không khí
C. Chân không
D. Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp.
- Câu 5 : Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không
B. Tường bê-tông
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
- Câu 6 : Vì sao âm thanh không thể truyền qua chân không?
A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng
B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc
C. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không
D. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất
- Câu 7 : Phát biểu nào không đúng khi nói về môi trường truyền âm?
A. Khi truyền âm trong không khí, nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém
B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng
C. Trong 3 môi trường truyền âm rắn, lỏng và khí thì chất khí truyền âm kém nhất
D. Các ý kiến trên đều sai
- Câu 8 : Phát biểu nào đúng khi nói về môi trường truyền âm?
A. Khi truyền âm trong không khí, nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng nhanh
B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm kém hơn chất lỏng
C. Trong 3 môi trường truyền âm rắn, lỏng và khí thì chất khí truyền âm kém nhất
D. Các ý kiến trên đều sai
- Câu 9 : Trong lớp học, học sinh nghe được tiếng thầy giảng thông qua môi trường truyền âm nào?
A. Không khí
B. Chất rắn
C. Chất lỏng
D. Chân không
- Câu 10 : Vận tốc truyền âm trong không khí là:
A. 3,4m/s
B. 34m/s
C. 340m/s
D. 3400m/s
- Câu 11 : Càng lên cao nói chuyện càng khó nghe hơn vì sao?
A. Vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm
B. Vì càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm
C. Vì càng lên cao không khí càng loãng
D. Vì càng lên cao gió thổi càng mạnh
- Câu 12 : Trên núi cao âm thanh truyền đi:
A. Dễ hơn, vì không có vận cản âm.
B. Dễ hơn, vì trên núi gió rất lớn do đó mà âm được mang đi.
C. Khó hơn, vì không khí loãng môi trường truyền âm kém.
D. Khó hơn, vì trên núi lạnh hơn, âm thanh khó truyền đi hơn.
- Câu 13 : , , là vận tốc truyền âm của các môi trường rắn, lỏng và khí. So sánh vận tốc truyền âm trong ba môi trường đó:
A. < <
B. < <
C. < <
D. < <
- Câu 14 : Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần khả năng truyền âm của các môi trường?
A. Rắn, lỏng, khí
B. Rắn, khí, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn
D. Lỏng, khí, rắn.
- Câu 15 : Sự truyền âm có đặc tính:
A. Truyền được trong tất cả các môi trường kể cả chân không
B. Truyền trong không khí nhanh hơn trong chất rắn
C. Truyền trong chân không nhanh nhất
D. Truyền trong chất rắn nhanh nhất
- Câu 16 : Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm M làm âm thanh truyền đến điểm N cách M là 1590m. Hỏi thời gian truyền âm trong đường ray từ M đến N hết bao lâu, biết vận tốc truyền âm trong đường ray là 5300m/s?
A. 0,3s
B. 0,6s
C. 2,4s
D. 1,2s
- Câu 17 : Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm A làm âm thanh truyền đến điểm B cách M là 3050m. Hỏi thời gian truyền âm trong đường ray từ A đến B hết bao lâu, biết vận tốc truyền âm trong đường ray là 6100m/s?
A. 0,3s
B. 0,5s
C. 2,4s
D. 1,2s
- Câu 18 : Sau khi nhìn thấy tia chớp thì 5 giây sau mới nghe tiếng sấm. Hỏi nơi xảy ra tiếng sấm cách người nghe bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
A. 68km
B. 1,7km
C. 24km
D. 335m
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi