Trắc nghiệm GDCD 12 bài 8 phần 2 : Pháp luật với s...
- Câu 1 : Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
A. công bằng xã hội trong giáo dục.
B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục.
D. chủ trương phát triển giáo dục.
- Câu 2 : Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Câu 3 : Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về
A. điều kiện chăm sóc về thể chất.
B. điều kiện học tập không hạn chế.
C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.
D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
- Câu 4 : Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là
A. quyền sở hữu công nghiệp.
B. quyền được tự do thông tin.
C. quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
D. quyền tự do ngôn luận.
- Câu 5 : Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là mọi công dân
A. đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào trường đại học.
B. đều bình đẳng về cơ hội học tập.
C. đều phải đóng học phí.
D. là dân tộc thiểu số được hưởng ưu tiên.
- Câu 6 : Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau là
A. quyền học không hạn chế.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 7 : Học các môn khối C để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là
A. quyền học không hạn chế.
B. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
D. quyền được đối xử bình đẳng về học tập.
- Câu 8 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
B. Công dân có quyền học suốt đời.
C. Công dân có quyền được bồi dưỡng phát triển tài năng.
D. Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Câu 9 : Do B không đủ điểm để vào trường THPT công lập, em đã nộp đơn xin vào học ở trung tâm GDTX của huyện và đã được chấp nhận. Điều này thể hiện công dân có quyền
A. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
B. học không hạn chế.
C. học bất cứ ngành nghề nào.
D. học thường xuyên, học suốt đời
- Câu 10 : Quan điểm nào về quyền phát triển của công dân sau đây là không đúng?
A. Công dân có quyền được khuyến khích, phát triển tài năng.
B. Công dân đều có quyền hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ.
C. Mọi công dân đều được hưởng đời sống vật chất, tinh thần đầy đủ.
D. Những người phát triển sớm có thể được học trước tuổi, học vượt lớp.
- Câu 11 : Dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau là
A. Thương hiệu.
B. Nhãn hiệu.
C. Kiểu dáng.
D. Sáng chế
- Câu 12 : Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại
A. sự phát triển toàn diện của công dân.
B. sự công bằng, bình đẳng.
C. cơ hội việc làm.
D. cơ hội phát triển.
- Câu 13 : Quyền nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Học tập suốt đời.
B. Được biết thông tin chăm sóc sức khỏe.
C. Tự do nghiên cứu khoa học.
D. Khuyến khích để phát triển tài năng.
- Câu 14 : Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ là nội dung của
A. quyền học tập của công dân.
B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân.
D. quyền tự do của công dân.
- Câu 15 : Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện
A. quyền học tập của công dân.
B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân.
D. Quyền tự do của công dân.
- Câu 16 : Công dân cần có ý thức và mục tiêu học tập đúng đắn, có ý chí vươn lên để
A. thực hiện tốt quyền học tập của mình.
B. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.
C. tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội.
D. phát triển đất nước.
- Câu 17 : Sau một thời gian nghiên cứu, A đã cải tiến thành công máy gặt đập liên hoàn cho phù hợp với điều kiện ở địa phương. Anh A đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?
A. Quyền học tập.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền phát triển.
D. Quyền tự do.
- Câu 18 : Chị A có năng khiếu ca hát nên muốn theo con đường nghệ thuật, nhưng bố mẹ A không đồng ý và ép A phải thi vào Sư phạm. A sẽ chọn cách xử sự như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật?
A. Giải thích để bố mẹ hiểu là A có quyền lựa chọn ngành nghề.
B. Sẽ thi vào trường Sư phạm theo yêu cầu của bố mẹ.
C. Giả vờ nghe theo bố mẹ nhưng vẫn thi trường nghệ thuật.
D. Chỉ trích việc làm của bố mẹ trên Facebook.
- Câu 19 : Câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là của ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Thân Nhân Trung.
C. Lê Quý Đôn.
D. Giáp Hải.
- Câu 20 : Ông A có hai đứa con sinh đôi , một trai và một gái. Khi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở, ông chỉ cho đứa con trai tiếp tục học lên, còn đứa con gái thì bắt ở nhà phụ giúp gia đình. Việc làm của ông A là trái với quyền nào của công dân đây ?
A. Học không han chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
- Câu 21 : Vợ chồng ông K có một đứa con ruột là trai và một đứa con nuôi là gái. Sau khi tốt nghiệp THPT, đứa con trau ruột có nguyện vọng tham gia đời sống lao động , còn đứa con gái nuôi muốn được học lên Đại học và cả hai đều được đồng ý. Vợ chồng ông A đã thực hiện quyêng nào của công dân dưới đây?
A. Học không hạn chế
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
- Câu 22 : Sau khi tốt nghiệp THPT, thấy mình có năng khiếu ca hát nên Q quyết định thi vào Học viện âm nhạc mặc dù gia đình có truyền thống làm nghề sư phạm. Q đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?
A. Học không hạn chế
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
- Câu 23 : Sau tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh khó khăn , anh K phải dừng việc học phải đi làm ăn kiếm sống. Sau ổn định đời sống, anh lại làm hồ sơ thi vào Đại học kiến trúc thỏa mãn niềm đam mê học tập của mình. Anh K đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Học không hạn chế
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
- Câu 24 : Dù đạt giải Nhất kì thi quốc gia môn Lịch sử nhưng H không nộp hồ sơ ở những nghành được phép tuyển thẳng mà lại chịn thi vào Trường Đại học y dược để thỏa mãn niềm đam mê trở thành bác sĩ của mình. H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học không hạn chế
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
- Câu 25 : Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị L không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chi L vừa may mặc ở nhà vừa theo học Đại học hệ vừa học vừa làm vào buổi tối để thỏa mãn niềm đam mê học tập. Chị L đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học không hạn chế
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
- Câu 26 : Dù 83 tuổi , cụ Lê Phước Thiệt ở Quảng Nam vẫn đang theo học Cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Duy Tân ( Đà Nẵng) để nối lại con đường học tập dang dở trước kia của mình. Cụ thiệt đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học không hạn chế
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng về cơ hội học tâp.
- Câu 27 : Với mô hình “ Máy thu và xử lí bão trong lòng đất, hai cô bé 10 tuổi Đinh Quỳnh Ngân và Đinh Thị Nguyệt Minh , lớp 5 ở Ninh Bình đã đạt giải Nhất cuộc thi “ Ý tưởng trẻ thơ” năm 2015-2016 do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức với phần thưởng 20 triệu đồng. Với việc tham gia cuộc thi, hai bé Ngân và Minh đã thực hiện quyền gì?
A. Quyền sở hữu
B. Quyền học tập
C. Quyền sáng tạo
D. Quyền được phát triển.
- Câu 28 : Ông D hiện là giám đốc của một Công ty lớn , ông bắt ép con trai T của mình theo học ngành Quản trị kinh doanh để có điều kiện tốt hơn về việc làm trong khi L lại có năng khiếu và sở thích và nguyện vọng làm việc trong nghề ca hát. T cần dựa vào quyền nào dưới đây của công dân để thuyết phục bố?
A. Học không hạn chế
B. Tự do lựa chọn ngành nghề.
C. Học thường xuyên.
D. Đối xử bình đẳng trong học tâp.
- Câu 29 : Năm nay tuy đã 76 tuổi nhưng ông X vẫn còn thích học. Ông đăng kí lớp học về nghẹ thuật khiêu vũ. Các con cháu của ông ra sức can ngăn với nhiều lí do. Lí do nào dưới đây là trái với quy định của pháp luật?
A. Tuổi tác đã cao.
B. Học thêm chẳng để làm gì.
C. Không còn khả năng học tập.
D. Không còn quyền học tập nữa.
- Câu 30 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập không hạn chế của công dân?
A. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học.
B. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.
C. Công dân có quyền thi tuyển, xét tuyển vào đại học.
D. Công dân có quyền học ở các cấp độ khác nhau.
- Câu 31 : Cậu bé Hoàng Hải quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải thưởng trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh - thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặc cách vào lớp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện
A. quyền học tập không hạn chế của công dân
B. quyền học tập và sáng tạo của công dân
C. quyền học tập và quyền được phát triển của công dân
D. quyền học tập tự do của công dân
- Câu 32 : Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi nước ngoài về làm việc với chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập của công dân.
B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền được phát triển của công dân
D. Quyền tự do của công dân.
- Câu 33 : Bạn L có sở thích môn đá cầu và đạt được nhiều giải từ cấp tỉnh và cấp huyện, để phát triển bản thân bạn lựa chọn xuống tỉnh học trường năng khiếu. Việc làm của bạn L thể hiện
A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.
B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 34 : Anh M đăng kí học thêm văn bằng 2 môn tiếng Anh để nâng cao trình độ vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hằng tuần. Việc làm đó thể hiện
A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.
B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 35 : Bạn K là dân tộc Nùng, bố mẹ bạn K cho bạn đi học ở dưới huyện cùng các bạn dân tộc Kinh.Việc làm của bạn L thể hiện
A. mọi công dân có quyền học tập không hạn chế.
B. công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
C. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- Câu 36 : Bạn D sáng tạo ra máy bắt bọ xít giúp ích cho người nông dân trong việc tăng năng suất cây vải. Việc làm của D thể hiện
A. quyền học tập.
B. quyền sáng tạo.
C. quyền phát triển.
D. quyền nghiên cứu khoa học.
- Câu 37 : Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung
A. quyền học tập.
B. quyền sáng tạo.
C. quyền phát triển.
D. quyền nghiên cứu khoa học.
- Câu 38 : Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc thuộc
A. quyền học tập.
B. quyền sáng tạo.
C. quyền phát triển.
D. quyền nghiên cứu khoa học.
- Câu 39 : Trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh thuộc
A. quyền học tập.
B. quyền sáng tạo.
C. quyền phát triển.
D. quyền nghiên cứu khoa học.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại