Thi oline - Điện trở dây dẫn - Định luật Ôm ( Có l...
- Câu 1 : Khi đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ tăng lên 2 lần thì hiệu điện thế là :
A 3V
B 6V
C 9V
D 12V
- Câu 2 : Khi đặt hiệu điện thế 9V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 1,5A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn còn 3000mV thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ:
A 250mA
B 500mA
C 0,75A
D 1A
- Câu 3 : Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là :
A 3V
B 8V
C 5V
D 4V
- Câu 4 : Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó ?
A Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế.
B Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.
C Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
D Giảm khi tăng hiệu điện thế
- Câu 5 : Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào ?
A Tăng 4 lần
B Giảm 4 lần
C Tăng hai lần
D Giảm hai lần
- Câu 6 : Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12 V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,60 I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu ?
A 7,2V
B 4.8V
C 11,4V
D 19,2V
- Câu 7 : Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây ?
A Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
B Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt váo hai đầu dây dẫn.
D Giám khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm
- Câu 8 : Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trớ ?
A Ôm (Ω).
B Oát (W)
C Ampe (A)
D Vôn (V)
- Câu 9 : Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thế làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng gồm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn?
A Chỉ thay đổi hiệu điện thế
B Chỉ thay đổi cường độ dòng điện
C Chỉ thay đổi điện trở dây dẫn.
D Cả ba đại lượng trên.
- Câu 10 : Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh nói rằng : Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 2V thì dòng điện chạy qua dây khi đó có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả này đúng hay sai ? Vì sao ?
- Câu 11 : Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1 = 7,2 V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V ?
- Câu 12 : Cho điện trở R = 15 Ωa) Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu ?b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu ?
- Câu 13 : Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó.
- Câu 14 : Đặt cùng một hiệu điện thế vào đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 3R1. Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lướn hơn bao nhiêu lần?
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn