40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Chuyển động thẳng...
- Câu 1 : Một viên bi lăn nhanh dần đều từ đỉnh một máng nghiêng với v0 = 0, a = 0,5 m/s2. Sau bao lâu viên bi đạt v = 2,5m/s?
A. 2,5s
B. 5s
C. 10s
D. 0,2s
- Câu 2 : Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều khi đi hết 1km thứ nhất thì v1 = 10m/s. Tính vận tốc v sau khi đi hết 2km
A. 10 m/s
B. 20 m/s
C. 10√2 m/s
D. 10√3 m/s
- Câu 3 : Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh . Sau đó đi thêm 125 m nữa thì dừng hẳn. Hỏi 5s sau lúc hãm phanh, tàu đang chạy với vận tốc là bao nhiêu?
A. 10 m/s
B. 10,5 km/h
C. 11 km/h
D. 10,5 m/s
- Câu 4 : Chọn câu sai: Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó:
A. Có gia tốc trung bình không đổi
B. Có gia tốc không đổi
C. Chỉ có thể chuyển động nhanh dần hoặc chậm dần đều
D. Có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó nhanh dần đều
- Câu 5 : Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động:
A. Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc bằng không
B. Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
C. Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc và vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
D. Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
- Câu 6 : Chọn câu sai: Chất điểm sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều nếu:
A. a < 0 và v0 = 0
B. a > 0 và v0 = 0
C. a < 0 và v0 > 0
D. a > 0 và v0 > 0
- Câu 7 : Đặc điểm nào sau đây sai với chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp luôn bằng hằng số
B. Vận tốc của vật luôn dương
C. Quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian
D. Vận tốc biến đổi theo hàm bậc nhất của thời gian
- Câu 8 : Gia tốc là một đại lượng:
A. Đại số, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc
B. Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc
C. Vectơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động
D. Vectơ, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc
- Câu 9 : Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh, chạy chậm dần đều sau 10s thì vận tốc còn 54 km/h. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu dừng hẳn?
A. 55 s
B. 50 s
C. 45 s
D. 40 s
- Câu 10 : Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết dốc có độ dài 960 m. Khoảng thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn dốc là bao nhiêu?
A. 30 s
B. 40 s
C. 60 s
D. 80 s
- Câu 11 : Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 = 18 km/h. Sau 15 s, vật đạt vận tốc 20 m/s. Gia tốc của vật là:
A. 1 km/h
B. 1 m/s
C. 0,13 m/s
D. 0,13 km/h
- Câu 12 : Một xe chuyển động chậm dần đều với v0 = 10 m/s. Thời gian vật đi đến khi dừng lại là 5s. Quãng đường vật đi được trong 2 giây cuối là:
A. 5 m
B. 5,2 m
C. 4 m
D. 4,2 m
- Câu 13 : Một xe chuyển động chậm dần đều với v0 = 54 km/h. Quãng đường vật đi được đến ki dừng hẳn là 30 m. Quãng đường vật đi được trong 2 giây cuối là:
A. 7 m
B. 7,5 m
C. 8 m
D. 8,5 m
- Câu 14 : Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc ban đầu, trong giây thứ hai vật đi được quãng đường 1,5 m. Trong giây thứ 100, vật đi được quãng đường bao nhiêu?
A. 201,5 m
B. 100,5 m
C. 99 m
D. 99,5 m
- Câu 15 : Trong chuyển động chậm dần đều thì:
A. Gia tốc luôn có giá trị dương
B. Gia tốc luôn có giá trị âm
C. Gia tốc luôn có giá trị dương khi vật chuyển động ngược chiều dương
D. Cả 3 đáp án đều sai
- Câu 16 : Chọn đáp án sai:Chất điểm chuyển động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là:
A. Lúc đầu vận tốc là 2 m/s thì sau 2s, vận tốc bằng 8 m/s
B. Lúc đầu vận tốc là 4 m/s thì sau 2s, vận tốc bằng 12 m/s
C. Lúc đầu vận tốc là 0 m/s thì sau 1s, vận tốc bằng 4 m/s
D. Lúc đầu vận tốc là 2 m/s thì sau 1s, vận tốc bằng 6 m/s
- Câu 17 : Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:
A. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều hướng theo chiều dương
B. Vectơ vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng ngược chiều dương
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều hướng theo chiều dương
D. Cả A, B đều đúng
- Câu 18 : Từ phương trình chuyển động: x = -3t2 + 5t +9 (m). Tính chất của chuyển động là:
A. Vật chuyển động chậm dần đều
B. Vật chuyển động nhanh dần đều
C. Vật đứng yên
D. Vật chuyển động thẳng đều
- Câu 19 : Một vật chuyển động thẳng có phương trình: x = 4t2 + 20t (m;s). Tính quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 = 2s đến thời điểm t2 = 5s
A. 144 cm
B. 144 m
C. 14 m
D. Đáp án khác
- Câu 20 : Phương trình nào sau đây cho biết vật đang chuyển động nhanh dần đều dọc theo trục Ox?
A. x = 10 + 5t – 0,5t2
B. x = 5 – t2
C. x = 20 – 2t – 3t2
D. x = -7t + 3t2
- Câu 21 : Vật chuyển động thẳng có phương trình: x = 2t2 – 4t + 10 (m; s). Vật sẽ dừng lại tại vị trí:
A. 6m
B. 4m
C. 10m
D. 8m
- Câu 22 : Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều (v2 – v02 = 2as), ta có các điều kiện nào dưới đây ?
A. s > 0 ; a > 0 ; v > v0.
B. s > 0 ; a < 0 ; v < v0.
C. s > 0 ; a > 0 ; v < v0.
D. s > 0 ; a < 0 ; v > v0.
- Câu 23 : Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu ?
A. a = 0,7 m/s2 ; v = 38 m/s.
B. a = 0,2 m/s2 ; v = 18 m/s.
C. a = 0,2 m/s2 ; v = 8 m/s.
D. a = 1,4 m/s2 ; v = 66 m/s.
- Câu 24 : Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc a của ô tô là bao nhiêu ?
A. a = -0,5 m/s2.
B. a = -0,2 m/s2.
C. a = 0,2 m/s2 .
D. a = 0,5 m/s2.
- Câu 25 : Chỉ ra câu sai.
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do