Đề thi HK2 môn hóa lớp 11 - Trường THPT Như Xuân 2...
- Câu 1 : Khi cho 0,1 mol X (có tỉ khối hơi số với H2 lớn hơn 20) tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 43,2g Ag. X thuộc loại anđehit
A 3 chức.
B 2 chức.
C 4 chức.
D đơn chức.
- Câu 2 : Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinyl axetilen, isobutilen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?
A 3.
B 4.
C 2.
D 5.
- Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 anđehit no, đơn chức, mạch hở thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp đó, nếu oxi hoá hoàn toàn thành axit, rối đem đốt cháy toàn bộ axit tạo thành thì thu được m gam nước. Giá trị của m là
A 1,8.
B 2,7.
C 3,6.
D 5,4.
- Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit cacboxylic đơn chức cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc) thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A 4,48.
B 5,60.
C 8,96.
D 6,72.
- Câu 5 : Tỉ khối hơi của anđehit X so với H2 bằng 29. Biết 2,9 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là
A CH3-CH2-CHO.
B CH2=CH-CHO.
C CH2 =CHCH2CHO.
D OHC-CHO.
- Câu 6 : Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3OH, H2O, C2H5OH.
A H2O, C2H5OH, CH3OH.
B CH3OH, C2H5OH, H2O.
C H2O, CH3OH, C2H5OH.
D CH3OH, H2O, C2H5OH.
- Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 ancol no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Cũng với lượng hỗn hợp trên cho phản ứng với Na dư thì thu được 4,48 lít H2 (ở đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là
A C3H7OH; C4H9OH.
B CH3OH; C2H5OH.
C CH3OH; C3H7OH.
D C2H5OH; C3H7OH.
- Câu 8 : X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O. Biết X có phản ứng tráng gương và phản ứng với dung dịch NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 3a mol CO2 và H2O. X là
A HCOOH.
B HCOOCH3.
C OHC-COOH.
D OHC-CH2-COOH.
- Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn 0,059 gam hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 0,140 gam CO2 và 0,072 gam H2O. Tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 2,31. Công thức phân tử của X
A C2H6O2.
B C3H6O.
C C5H12O.
D C4H10O.
- Câu 10 : Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
A CH3OH và C2H5OH.
B C3H5OH và C4H7OH.
C C2H5OH và C3H7OH.
D C3H7OH và C4H9OH.
- Câu 11 : Cho 2,9 gam anđehit X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 29,0 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A CH2=CHCHO.
B CH3CHO.
C (CHO)2.
D CH3CH2CHO.
- Câu 12 : Công thức cấu tạo chung ancol no, đơn chức, mạch hở là
A ROH.
B CnH2n-1OH (n ≥ 1).
C CnH2n+1OH (n ≥ 1).
D CnH2n+2O.
- Câu 13 : Định nghĩa nào sau đây là đúng về ankan?
A Ankan là những hidrocacbon no có mạch vòng.
B Ankan là những hidrocacbon no không có mạch vòng.
C Ankan là những hidrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn.
D Ankan là những hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn.
- Câu 14 : Ancol là những hợp chất hữu cơ có nhóm............. liên kết với..................
A cacboxyl, nguyên tử cacbon hoặc hiđro.
B hiđroxyl, nguyên tử cacbon của vòng benzen.
C cacbonyl, nguyên tử cacbon no.
D hiđroxyl, nguyên tử cacbon no.
- Câu 15 : Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một anken. Tỉ khối hơi của X đối với hiđro là 6. Đun nóng X có bột Ni xúc tác, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với hiđro là 8 và không làm mất màu nước brom. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của anken là
A C4H8.
B C4H6.
C C2H4.
D C3H6.
- Câu 16 : Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anđehit có công thức phân tử C4H8O?
A 5.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 17 : Axit axetic (CH3COOH) tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A Na, CuO, HCl.
B NaOH, Na, CaCO3.
C NaOH, Cu, NaCl.
D Na, NaCl, CuO.
- Câu 18 : Cho 2 dung dịch HCl (1) và CH3COOH (2) có cùng nồng độ CM. Hãy so sánh pH của 2 dung dịch?
A (1) > (2).
B (1) = (2).
C Không so sánh được.
D (1) < (2).
- Câu 19 : Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là
A CnH2n+1CHO (n ≥ 0).
B CxH2xO2 (x ≥ 1).
C CnH2nCHO (n ≥ 0).
D CxH2xO (x ≥ 1).
- Câu 20 : Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 3a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo của Y là
A HOOC-COOH.
B CH3-COOH.
C CH3-CH2-COOH.
D HOOC-CH2-COOH.
- Câu 21 : Không nên dùng nước để dập tắt đám cháy xăng, dầu vì:
A Xăng, dầu tan trong nước và nhẹ hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
B Xăng, dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi lên trên lan rộng và tiếp tục cháy.
C Xăng, dầu không tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
D Xăng, dầu tan trong nước và nặng hơn nước nên vẫn tiếp tục cháy.
- Câu 22 : Đốt cháy hoàn toàn a mol một ancol X, thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Giá trị của a là
A 0,05.
B 0,2.
C 0,08.
D 0,1.
- Câu 23 : Số đồng phân ancol của C4H10O là:
A 5.
B 4.
C 2.
D 8.
- Câu 24 : Ancol no, đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A ancol bậc 2.
B ancol bậc 3.
C ancol bậc 1.
D ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
- Câu 25 : Thực hiện phản ứng tách nước với một ancol đơn chức A ở điều kiện thích hợp sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất hữu cơ B có tỉ khối hơi so với A bằng 1,7. Xác định công thức phân tử ancol A.
A CH3OH.
B C4H9OH.
C C3H7OH.
D C2H5OH.
- Câu 26 : Cho 0,94 gam hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 3,24 gam Ag. Công thức phân tử của hai anđehit là
A etanal và metanal.
B etanal và propanal.
C propanal và butanal.
D butanal và pentanal.
- Câu 27 : Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là
A 2,2,4-trimetylpentan.
B 2,2,4,4-tetrametylbutan.
C 2,4,4-trimetylpentan.
D 2,4,4,4-tetrametylbutan.
- Câu 28 : Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A HCHO.
B CH3CH(OH)CHO.
C OHC-CHO.
D CH3CHO.
- Câu 29 : Công thức chung CnH2n-2 (n ≥ 2) là công thức của dãy đồng đẳng
A anken.
B cả ankin và ankađien.
C ankađien.
D ankin.
- Câu 30 : C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A 3 đồng phân.
B 1 đồng phân.
C 4 đồng phân.
D 2 đồng phân.
- Câu 31 : Để phân biệt axit fomic (HCOOH) và axit axetic (CH3COOH) có thể dùng thuốc thử
A dung dịch NaOH.
B quỳ tím.
C dung dịch AgNO3/NH3.
D CaCO3.
- Câu 32 : X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị m là
A 15 gam.
B 55 gam.
C 70 gam.
D 30,8 gam.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ