Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD năm 2018 - Đề 2...
- Câu 1 : Một trong những tác động to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
A xây dựng được nền kinh tế nhiều thành phần.
B con người có điều kiện phát triển toàn diện.
C các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng.
D tạo tiền đề thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội
- Câu 2 : Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng
A biện pháp giáo dục.
B biện pháp răn đe.
C biện pháp cưỡng chế.
D biện pháp thuyết phục.
- Câu 3 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình là hình thức
A sử dụng pháp luật
B thi hành pháp luật.
C tuân thủ pháp luật.
D áp dụng pháp luật.
- Câu 4 : Chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng là một xã hội phát triển
A tự do.
B lợi thế hơn các xã hội trước.
C nhanh chóng.
D ưu việt hơn các xã hội trước.
- Câu 5 : Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là những người
A đủ 12 tuổi trở lên.
B đủ 14 tuổi trở lên.
C đủ 16 tuổi trở lên.
D đủ 18 tuổi trở lên.
- Câu 6 : Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã
A sử dụng pháp luật.
B thi hành pháp luật.
C tuân thủ pháp luật.
D áp dụng pháp luật.
- Câu 7 : Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi – lanh bằng bao nhiêu?
A Dưới 50 cm3
B Từ 50 cm3 đến 70 cm3
C 90 cm3
D Trên 90 cm3.
- Câu 8 : Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm pháp luật
A dân sự.
B hình sự.
C kỷ luật
D hành chính.
- Câu 9 : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi?
A dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D dân tộc, tuổi tác, giới tính.
- Câu 10 : Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức ?
A Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.
B Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ.
C Không phải chịu trách nhiệm nào cả.
D Trách nhiệm pháp lý.
- Câu 11 : Trách nhiệm đảm bảo quyển bình đẳng của công dân trước pháp luật thuộc về
A công dân
B nhà nước
C nhà nước và công dân.
D không thuộc về ai cả.
- Câu 12 : Trường hợp nào dưới đây vừa là tư liệu lao động lại vừa là đối tượng lao động?
A Sắt thép vừa là đối tượng lao động của công nhân xây dựng nhưng là tư liệu lao động của công nhân ngành chế biến sắt thép.
B Cây gỗ là đối tượng lao động của thợ mộc nhưng là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ.
C Vải vừa là đối tượng lao động của thợ may nhưng là tư liệu lao động của công nhân dệt.
D Xi măng vừa là đối tượng lao động của công nhân xây dựng nhưng là tư liệu lao động của công nhân ở các mỏ đá.
- Câu 13 : Tìm câu phát biểu sai
A Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì.
B Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
D Người kinh doanh phải có nghĩa vụ nộp thuế.
- Câu 14 : Người đủ tuổi lao động theo quy định của bộ luật lao động là bao nhiêu tuổi?
A Đủ 15 tuổi.
B Đủ 16 tuổi.
C Đủ 28 tuổi.
D Đủ 22 tuổi.
- Câu 15 : Việc giao kết hợp đồng phải tuân theo nguyên tắc nào?
A Tự do, bình đẳng.
B Hai bên cùng có lợi.
C Tự nguyện, bình đẳng.
D Tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật.
- Câu 16 : Luật Lao động quy định, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày
A 30 phút trong thời gian làm việc.
B 45 phút trong thời gian làm việc.
C 60 phút trong thời gian làm việc.
D 90 phút trong thời gian làm việc.
- Câu 17 : Việc chuyển từ sản xuất hàng bát đĩa nhựa sang sang xuất bát đĩa sành, sứ chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A Tự phát từ quy luật giá trị.
B Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C Điều tiết sản xuất.
D Điều tiết trong lưu thông.
- Câu 18 : Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là
A 54
B 55
C 56
D 57
- Câu 19 : Tôn giáo được biểu hiện
A Qua các đạo khác nhau
B Qua các tín ngưỡng
C Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức
D Qua các hình thức lễ nghi
- Câu 20 : Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 20 Hiến pháp 2013 (điều 71 Hiến pháp 1992) là
A Quyền tự do nhất
B Quyền tự do cơ bản nhất
C Quyền tự do quan trọng nhất
D Quyền tự do cần thiết nhất
- Câu 21 : Khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO (11/1/2007) thì tính chất và mức độ của loại cạnh tranh nào diễn ra quyết liệt nhất?
A Cạnh tranh trong nội bộ ngành
B Cạnh tranh trong nước với nước ngoài.
C Cạnh tranh trong mua và bán.
D Cạnh tranh giữa các ngành.
- Câu 22 : Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể
A Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt
B Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội
C Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án
D Chỉ được bắt ngưòi khi có lệnh bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
- Câu 23 : Hiến pháp 2013 qui định mọi công dân
A Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
B Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
C Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử
D Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử
- Câu 24 : Qui định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nội dung thuộc
A Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo
B Nôị dung quyền khiếu nại, tố cáo
C Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo
D Bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
- Câu 25 : Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người, được gọi là
A đối tượng lao động.
B công cụ lao động.
C tài nguyên thiên nhiên.
D tư liệu lao động.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại