30 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương 3 Quang học m...
- Câu 1 : Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào là sự phân tích chùm ánh sáng trắng?
A. Chiếu chùm ánh sáng trắng vào gương phẳng
B. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một tấm thủy tinh.
C. Chiếu chùm ánh sáng trắng tới bề mặt đĩa CD.
D. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một thấu kính hội tụ.
- Câu 2 : Trong trường hợp nào sau đây ánh sáng trắng không bị phân tích?
A. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một lăng kính.
B. Chiếu chùm ánh sáng trắng vào gương phẳng
C. Chiếu chùm ánh sáng trắng vào bề mặt đĩa CD
D. Chiếu một chùm ánh áng trắng vào ván dầu ăn trên mặt nước.
- Câu 3 : Trường hợp nào sau đây ta thu được sự phân tích ánh sáng?
A. Chiếu ánh sáng đơn sắc có màu đỏ lên đĩa CD.
B. Chiếu ánh sáng từ đèn laze màu xanh lên đĩa CD.
C. Chiếu ánh sáng từ bóng đèn pin lên đĩa CD.
D. Tất cả đều không thu được sự phân tích ánh sáng
- Câu 4 : Dùng lăng kính hoặc dĩa CD để phân tích chùm ánh sáng đỏ do một đèn màu đỏ phát ra ta thu được chùm ánh sáng nhiều màu khác nhau. Chọn phát biểu đúng.
A. Có lẽ lăng kính bị hỏng.
B. Có lẽ ta sử dụng lăng kính hoặc đĩa CD chưa đúng cách.
C. Có lẽ đĩa CD bị hỏng.
D. Có lẽ chùm ánh sáng đỏ mà bóng đèn đó phát ra có chứa thêm các chùm ánh sáng khác.
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của lăng kính khi chiếu chùm sáng trắng vào nó?
A. Lăng kính đã nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng trắng.
B. Lăng kính có tác dụng tách các chùm sáng màu có sẳn trong chùm sáng trắng.
C. Lăng kính có tác dụng hấp thụ các ánh sáng màu.
D. Lăng kính có tác dụng tăng cường độ sáng của chùm ánh sáng màu
- Câu 6 : Trong trường hợp nào dưới đây, chùm sáng trắng bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau?
A. Cho chùm sáng trắng chiếu vào bong bóng xà phòng.
B. Cho chùm sáng trắng đi qua một tấm thủy tinh mỏng, trong suốt
C. Cho chùm sáng trắng phản xạ trên một gương cầu lồi
D. Cho chùm sáng trắng đi qua một tấm lọc màu.
- Câu 7 : Sau cơn mưa, khi nhìn về phía xa em có thể thấy cầu vồng với rất nhiều màu sắc. Hiện tượng cầu vồng là hiện tượng
A. trộn các ánh sáng màu trong tự nhiên
B. phản xạ các ánh sáng màu từ mặt đất
C. phân tích ánh sáng Mặt Trời
D. ánh sáng Mặt Trời hội tụ tại một điểm
- Câu 8 : Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở bộ phân nào của mắt?
A. Thể thủy tinh
B. Võng mạc
C. Con ngươi
D. Lòng đen
- Câu 9 : Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như
A. gương cầu lồi
B. gương cầu lõm
C. thấu kính hội tụ
D. thấu kính phân kỳ
- Câu 10 : Biểu hiện của mắt lão là:
A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
- Câu 11 : Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách
A. Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
B. Thay đổi đường kính của con ngươi
C. Thay đổi tiêu cự thể thủy tinh của mắt.
D. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
- Câu 12 : Khi nói về mắt, câu phát biểu nào đúng?
A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.
- Câu 13 : Kính cận chữa được tật cận thị vì
A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt.
B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt.
D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- Câu 14 : Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. truyền thẳng theo phương của tia tới.
B. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.
C. song song với trục chính.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
- Câu 15 : Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính nhỏ hơn khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh :
A. ảo, nhỏ hơn vật.
B. ảo, lớn hơn vật
C. thật, nhỏ hơn vật
D. thật, lớn hơn vật.
- Câu 16 : Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ. Tia ló có đặc điểm nào sau đây?
A. đi qua tiêu điểm.
B. truyền thẳng theo phương của tia tới.
C. song song với trục chính.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
- Câu 17 : Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì tia ló sẽ
A. đi qua điểm giữa quang tâm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. đi qua tiêu điểm.
- Câu 18 : Một vật sáng dạng mũi tên được đặt trước thấu kính hội tụ. Ảnh của nó qua thấu kính hội tụ :
A. luôn nhỏ hơn vật.
B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn cùng chiều với vật.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
- Câu 19 : Một vật sáng AB dạng mùi tên được đặt ở ngoài tiêu cự của một thấu kính hội tụ. Kết luận nào dưới đây về ảnh của AB qua thấu kính hội tụ là chính xác?
A. Ảnh luôn ngược chiều với vật.
B. Ảnh luôn là ảnh ảo
C. Ảnh luôn có cùng kích thước với vật.
D. Ảnh luôn nhỏ hơn vật
- Câu 20 : Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính bằng nửa khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh :
A. ảo, bằng hai lần vật.
B. ảo, bằng vật.
C. . ảo, bằng nửa vật.
D. ảo, bằng bốn lần vật.
- Câu 21 : Một tia sáng chiếu đến thấu kính hội tụ. Tia sáng có phương song song trục chính của thấu kính, tia ló cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là:
A. 7,5cm
B. 15cm
C. 30cm
D. 10cm
- Câu 22 : Một điểm sáng S đặt trước thấu kính phân kì L cho ảnh S’. Biết khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính là 24cm và 6cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 6cm
B. 7cm
C. 8cm
D. 9cm
- Câu 23 : Một điểm sáng S đặt trước thấu kính hội tụ L và cách thấu kính 20cm. Trên màn chắn cách thấu kính 12cm người ta thu được ảnh S’. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 12cm
B. 9,5cm
C. 10cm
D. 7,5cm
- Câu 24 : Một điểm sáng S đặt trước thấu kính hội tụ L và cách thấu kính 10cm. Ảnh của S qua thấu kính L là ảnh ảo và cách thấu kính 30cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 30cm
B. 20cm
C. 15cm
D. 12cm
- Câu 25 : Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Ảnh ảo A’B’ của vật qua thấu kính cao gấp 4 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 13,3cm
B. 14,2cm
C. 15,5cm
D. 16cm
- Câu 26 : Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì L, điểm A nằm trên trục chính. Ảnh của vật qua thấu kính là A’B’. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
A. Ảnh A’B’ và vật nằm về hai phía khác nhau so với thấu kính
B. ảnh nằm trong khoảng giữa tiêu điểm và thấu kính
C. ảnh nằm trong khoảng giữa vật và tiêu điểm thấu kính
D. ảnh ở xa thấu kính hơn vật
- Câu 27 : Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì tiêu cự f = 16,5cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 33cm. Khoảng cách d' từ ảnh đến thấu kính là:
A. 16,5cm
B. 14,2cm
C. 11cm
D. 10cm
- Câu 28 : Một vật sáng nhỏ được đặt trước thấu kính phân kì L và cách thấu kính 20cm. Biết tiêu cự của thấu kính là 24cm. Khoảng cách từ vật đến ảnh của nó là:
A. 9,1cm
B. 4,5cm
C. 7,8cm
D. 10,2cm
- Câu 29 : Vật một chiếc bút có chiều dài 12cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm. Một đầu của bút nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 20cm. Ảnh của chiếc bút cách thấu kính bao nhiêu cm?
A. 12cm
B. 20cm
C. 30cm
D. 32cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn