Đề thi HK1 môn Vật lý 7 năm học 2018-2019 Trường T...
- Câu 1 : Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là?
A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ.
B. Góc tới lớn hơn góc phản xạ
C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ
D. Góc tới bằng góc phản xạ
- Câu 2 : Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tời Trái Đất.
D. Khi Mặt Trăng bị mây che khuất không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
- Câu 3 : Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng được đi xa?
A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại.
B. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song.
C. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn.
D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy vật ở xa.
- Câu 4 : Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo:
A. Đường cong
B. Đường gấp khúc
C. Đường tròn
D. Đường thẳng
- Câu 5 : Tia phản xạ hợp với gương một góc 300. Hỏi góc tới bằng bao nhiêu
A. 300
B. 600
C. 450
D. 900
- Câu 6 : Đơn vị đo tần số là :
A. m/s
B. dB (đêxiben)
C. Hz (Hec)
D. s (giây)
- Câu 7 : Vật liệu nào dưới đây không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
A. Treo rèm
B. Tường xây
C. Cửa kính 2 lớp
D. Cửa gỗ
- Câu 8 : Những biện pháp nào sau đây là chống ô nhiễm tiếng ồn?
A. Xây nhà cao tầng cạnh chợ
B. Trồng cây xung quanh trường học
C. Mở lớp học cạnh nhà máy xay xát
D. Bóp còi liên tục tại những nơi đông người
- Câu 9 : Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm là ảnh:
A. Lớn bằng vật
B. Lớn hơn vật.
C. Gấp đôi vật
D. Bé hơn vật.
- Câu 10 : Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt trăng
B. Mặt trời
C. Ngôi sao trên bầu trời ban đêm
D. Bóng đèn dây tóc đang sáng
- Câu 11 : Ảnh tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng của cùng một vật sẽ như thế nào?
A. Ảnh ở gương cầu lồi sẽ lớn hơn ảnh ở gương phẳng
B. Ảnh ở gương cầu lồi bằng ảnh ở gương phẳng
C. Ảnh ở gương cầu lồi sẽ nhỏ hơn ảnh ở gương phẳng
D. Cả A, B, C đều sai
- Câu 12 : Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng:
A. Trong môi trường trong suốt
B. Đi trong môi trường rong suốt này sang môi trường trong suốt khác
C. Trong môi trường đồng tính
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính
- Câu 13 : Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:
A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra
B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai cùng một lúc
C. Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây
D. Âm phản xạ gặp vật cản
- Câu 14 : Một tia sáng chiếu tới gương phẳng có tia phản xạ vuông góc với tia tới , góc phản xạ bằng
A. 300 ;
B. 450
C. 600 ;
D. 900
- Câu 15 : Tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1s. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1500m/s. Độ sâu của đáy biển là:
A. 500m
B. 1,5km
C. 750m
D. Không xác định được
- Câu 16 : Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào:
A. Độ căng của mặt trống.
B. Kích thước của dùi trống.
C. Kích thước của mặt trống.
D. Biên độ dao động của mặt trống.
- Câu 17 : Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:
A. Ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
- Câu 18 : Trong 5 giây, vật A thực hiện được 300 dao động. Trong 10 giây vật B thực hiện được 450 dao động. Câu nào sau đây là đúng?
A. Tần số dao động của vật A nhỏ hơn vật B
B. Tần số dao động của vật A lớn hơn vật B
C. Tần số dao động của vật A bằng vật B
D. Âm thanh do vật A phát ra to hơn âm thanh do vật B phát ra.
- Câu 19 : Mặt Trăng ở vị trí nào trong Hình 1 thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất nhìn thấy nguyệt thực?
A. Vị trí 1
B. Vị trí 2
C. Vị trí 3
D. Vị trí 4
- Câu 20 : Trong gương cầu lõm:
A. Chùm tia sáng tới song song sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ.
B. Chùm tia sáng tới phân kỳ sẽ luôn luôn cho chùm tia phản xạ phân kỳ.
C. Chùm tia sáng tới phân kỳ sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ.
D. Chùm tia sáng tới phân kỳ bất kỳ thành chùm tia song song.
- Câu 21 : Thời gian kể từ lúc nhìn thấy ánh chớp đến khi nghe được tiếng sấm là 15s. Khoảng cách từ vị trí ta đứng đến nơi xảy ra tia chớp là bao nhiêu:
A. 6500m
B. 1500m
C. 5,1km
D. 1,8km
- Câu 22 : Trong nửa phút, vật A thực hiện được 2700 dao động. Số dao động vật A thực hiện trong ba phút là?
A. 15000 dao động
B. 16200 dao động
C. 1800 dao động
D. 90 dao động
- Câu 23 : Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn.
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để cho học sinh không bị chói mắt.
D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 25 Hiệu điện thế
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 26 Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 29 An toàn khi sử dụng điện
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 Tổng kết chương III Điện Học
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 3 Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 4 Định luật phản xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 5 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- - Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 7 Gương cầu lồi