Đề kiểm tra Chương Nito - Photpho môn Hóa học 11 n...
- Câu 1 : Nguyên tố nào có tính kim loại và phi kim ngang nhau
A. N, P
B. As
C. Sb
D. Bi
- Câu 2 : Nguyên tố nào + HNO3 → Muối + NO2 + H2O
A. N, P
B. As
C. Sb
D. Bi
- Câu 3 : Trong các oxit hoá trị III của nhóm Nitơ, oxit nào tác dụng được cả axit lẫn bazơ mạnh
A. As2O3, Sb2O3
B. As2O3
C. Sb2O3
D. Bi2O3
- Câu 4 : Cấu hình ngoài cùng của các nguyên tố nhóm Nitơ (nhóm VA) là
A. ns2 np5
B. ns2 np3
C. (n-1)s2 np3
D. (n-1)d10 ns2 np3
- Câu 5 : Trong nhóm N, đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lượng ion hoá giảm
B. Độ âm điện các nguyên tố giảm
C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng
D. Tất cả các nguyên tố đều thể hiện tính phi kim
- Câu 6 : Các nguyên tố trong nhóm nitơ đều có hoá trị tối đa là V, riêng Nitơ chỉ có hoá trị tối đa là IV vì
A. Phân tử nitơ có cấu tạo bền.
B. Nguyên tử nitơ chỉ có 5 obitan.
C. Nguyên tử nitơ chỉ có 3e độc thân.
D. Nguyên tử nitơ không có obitan d trống.
- Câu 7 : Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với H là RH3. Phần trăm khối lượng R trong oxit cao nhất với oxi là 43,66%. Nguyên tố R là
A. N
B. P
C. Al
D. C
- Câu 8 : Cho phương trình: N2 + O2 ⇄ 2NO. DH = +180KJ/mol. Phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận khi
A. tăng áp suất của hệ
B. tăng nhiệt độ
C. tăng áp suất, giảm nhiệt độ
D. tiảm áp suất của hệ
- Câu 9 : Hiện tượng quan sát được dẫn NH3 qua CuO đun nóng là
A. CuO không đổi màu.
B. CuO chuyển từ đen sang vàng.
C. CuO chuyển từ đen sang màu xanh.
D. CuO chuyển từ đen sang màu đỏ, có hơi H2O ngưng tụ.
- Câu 10 : Hòa tan NH3 trong nước được dung dịch A. Dung dịch A chứa
A. NH3 , NH4+ , OH- ,H2O
B. NH3 , H+ , OH- ,H2O
C. NH4+ , H+ , OH- , H2O
D. NH4+ ,NH3 ,H+ ,H2O
- Câu 11 : Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn là
A. Al2O3
B. Cu và Al
C. CuO và Al
D. Cu và Al2O3
- Câu 12 : Câu khẳng định nào sau đây không đúng?
A. NH3 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
B. HNO3 đặc để lâu sẽ chuyển sang nâu vàng.
C. Khi NH3 qua CuO/to sẽ làm chất bột chuyển đen sang đỏ và có H2O ngưng tụ.
D. Nhỏ từ từ đến dư NH3 vào dd CuSO4, lúc đầu sẽ có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
- Câu 13 : Chất nào có thể hoà tan Zn(OH)2?
A. Dung dịch NH3
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch NaNO3
D. Dung dịch NaOH, NH3
- Câu 14 : Amoniac phản ứng được với nhóm chất nào sau đây
A. O2, CuO, Cu(OH)2, HNO3, NH4HSO4
B. Cl2, CuO, Ca(OH)2, HNO3, Zn(OH)2
C. Cl2, O2, HNO3, AgNO3, AgCl
D. Cl2, HCl, Zn(OH)2, Al(OH)3
- Câu 15 : Phát biểu không đúng là
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Muối amoni kém bền với nhiệt
C. Dung dịch muối NH4+ điện ly hoàn toàn tạo ra môi trường axit
D. Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3
- Câu 16 : Khí X không màu mùi xốc đặc trưng, nhẹ hơn không khí, phản ứng với axit mạnh Y tạo nên muối Z. Dung dịch muối Z không tạo kết tủa với BaCl2 và AgNO3. Chất X, Y, Z là
A. NH3(X); HNO3(Y); NH4NO3(Z)
B. PH3(X); HCl(Y); PH4Cl(Z)
C. NO2(X); H2SO4(Y); NH4Cl(Z)
D. SO2(X); NaHSO4(Y); Na2SO4(Z)
- Câu 17 : Kim loại tác dụng HNO3 không tạo chất nào sau đây
A. NH4NO3
B. NO
C. NO2
D. N2O5
- Câu 18 : HNO3 không thể hiện tính oxi hoá mạnh với chất nào sau đây
A. Fe3O4
B. Fe(OH)2
C. Fe2O3
D. FeO
- Câu 19 : Cho FeCO3 tác dụng HNO3. Sản phẩm khí hoá nâu một phần ngoài không khí và một muối kim loại là
A. CO, NO2, Fe(NO3)2
B. CO2, NO, Fe(NO3)3
C. CO2, NO2, Fe(NO3)2
D. CO2, NO2, Fe(NO3)3
- Câu 20 : Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3
A. Fe2O3, Cu, PO, P
B. H2S, C, BaSO4, ZnO
C. Au, Mg, FeS2, CO2
D. CaCO3, Al, Na2SO4, Fe(OH)2
- Câu 21 : Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 để có Fe(NO3)2, cần
A. HNO3 dư
B. HNO3 loãng
C. Fe dư
D. HNO3 đặc, nguội
- Câu 22 : Cho từng chất FeO, Fe, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
- Câu 23 : Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3
A. Fe2O3, Cu, Pb, P
B. H2S, C, BaSO4, ZnO
C. Au, Mg, FeS2, CO2
D. CaCO3, Al, Na2SO4, Fe(OH)2
- Câu 24 : Axit nitric đặc có thể phản ứng được với các chất nào sau đây ở điều kiện thường?
A. Fe, MgO, CaSO3 , NaOH
B. Al, K2O, (NH4)2SO4, Zn(OH)2
C. Ca, Au , NaHCO3, Al(OH)3
D. Cu, F2O3, Na2CO3, Fe(OH)2
- Câu 25 : Cho Zn vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí A gồm N2O và N2. Sau phản ứng thêm NaOH vào lại thấy có hỗn hợp khí B thoát ra . Hỗn hợp khí B là
A. H2, NO2
B. H2, NH3
C. N2, N2O
D. NO, NO2
- Câu 26 : Cho bột sắt tác dụng với HNO3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn một lượng nhỏ Fe không tan. Dung dịch thu được sau phản ứng là
A. Fe(NO3)3
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3
D. Fe(NO3)2 và HNO3
- Câu 27 : Hoá chất có thể hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 4 kim loại: Ag, Zn, Fe, Cu là
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội
C. Dung dịch H2SO4 loãng
D. Dung dịch HNO3 loãng
- Câu 28 : Cho hỗn hợp Cu2S, FeS tan trong HNO3 dư thu được dung dịch có các ion
A. Cu2+, Fe2+, SO2, NO-3, H+
B. Cu2+, Fe3+, SO2-3, NO-3, H+
C. Cu2+, Fe2+, SO2-4, NO-3, H+
D. Cu2+, Fe3+, SO2-4, NO-3, H+
- Câu 29 : Axit nitric đặc tác dụng được tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag
B. Mg(OH)2, CuO, Pt, NH3
C. MgO, NH3, FeO, Au
D. CaO, NH3, Au, FeSO4
- Câu 30 : Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3. Vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. Chất xúc tác
B. Chất oxi hóa
C. Môi trường
D. Chất khử
- Câu 31 : Nung Fe(NO3)2 trong bình kín không có oxi, thu được sản phẩm là
A. FeO + NO2 + O2
B. Fe2O3 + NO2 + O2
C. Fe2O3 + NO2
D. FeO + NO2
- Câu 32 : Nhiệt phân hoàn toàn Ba(NO3)2 trong bình kín, sản phẩm thu được là
A. BaNO2, O2
B. Ba, NO2, O2
C. BaO, NO2, O2
D. BaNO2, NO2, O2
- Câu 33 : Dãy chất nào sau đây khi nhiệt phân không tạo khí làm xanh quỳ ẩm
A. (NH4)2SO4, NaCl
B. NH4Cl, Na2CO3
C. (NH4)2CO3, NaNO3
D. NH4NO2, Cu(NO3)2
- Câu 34 : Thuốc nổ đen là hỗn hợp nào sau đây?
A. KNO3 + S
B. KClO3 + C
C. KClO3 + C + S
D. KNO3 + C + S
- Câu 35 : Phương án nào sau đây không thể dùng để nhận biết NO3-
A. Cu, HCl
B. Al, NaOH
C. Fe2(SO4)3, H2SO4
D. FeSO4, NaHSO4
- Câu 36 : Dung dịch nào sau đây khi không hoà tan được Cu?
A. Dung dịch FeCl3
B. Dung dịch FeCl2
C. Dung dịch NaNO3 + HCl
D. Dung dịch NaHSO4 + NaNO3
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ