Bài tập về Ancol, Phenol siêu hay có lời giải chi...
- Câu 1 : Rượu (ancol) etylic tan vô hạn trong nước là do
A. Rượu etylic có chứa nhóm -OH
B. nhóm -OH của rượu bị phân cực
C. giữa rượu và nước tạo được liên kết hiđro
D. nước là dung môi phân cực
- Câu 2 : Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
- Câu 3 : Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml ancol 25o. Giá trị a là
A. 16
B. 25,6
C. 32
D. 40
- Câu 4 : Cho dãy các chất : phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là :
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 5 : Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T).
A. X, Y, Z, T.
B. X, Z, T
C. X, Y, R, T.
D. Z, R, T.
- Câu 6 : Có 4 bình không nhãn, mỗi bình đựng 1 trong các chất lỏng sau: rượu propylic, benzen, glixêrin ,và hexen. Hóa chất để nhận biết chất có trong mỗi bình là
A. Cu(OH)2
B. dd Br2
C. Na
D. Cả A,B,C
- Câu 7 : Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặcbuten-1).
B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).
D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
- Câu 8 : Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)
A. C3H5OH và C4H7OH
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. CH3OH và C2H5OH.
- Câu 9 : Cho m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, bậc 1, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí ở 0oC; 2atm. Mặt khác cũng đun m gam hỗn hợp trên ở 140oC với H2SO4 đặc thu được 12,5gam hỗn hợp 3 ete (H = 100%). Tên gọi của hai ancol trong X là:
A. Etanol và propan-1-ol.
B. Propan-1-ol và butan-1-ol.
C. Metanol và etanol.
D. Pentan-1-ol và butan-1-ol
- Câu 10 : Oxi hóa 6 gam ancol đơn chức A bằng oxi không khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 8,4 gam hỗn hợp anđehit, ancol dư và nước. Phần trăm A bị oxi hóa là
A. 60%.
B. 75%
C. 80%
D. 53,33%
- Câu 11 : Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
- Câu 12 : Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.
B. C2H5OH và C4H9OH
C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.
D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
- Câu 13 : Hiđrat hóa 2 anken được hỗn hợp Z gồm 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,53 gam Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,05M được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH là 0,025M (Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Công thức cấu tạo của 2 anken là
A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3.
B. CH2=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3
C. CH2=CHCH3 và CH3CH=CHCH3.
D. CH2=CHCH3 và CH2=C(CH3)2.
- Câu 14 : Đun hỗn hợp gồm 1 mol C2H5OH với 2 mol C3H7OH với H2SO4 đặc ở 1400C (hiệu suất phản ứng tạo ete là 80%) thu được m gam 3 ete .
A. 111,2 gam
B. 132,8 gam
C. 139 gam
D. 89,6 gam
- Câu 15 : Đun nóng 15,2 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn , là đồng phân kế tiếp với H2SO4 đặc ở 1400C , thu được 12,5 gam hỗn hợp 3 ete (H= 100%). Công thức của 2 rượu là :
A. C3H7OH , C4H9OH
B. CH3OH , C2H5OH
C. C2H5OH , C3H7OH
D. CH3OH , C3H7OH
- Câu 16 : Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O . Nếu cho lượng X ở trên tách nước tạo ete (H= 100%) thì số gam ete thu được là :
A. 3,2
B. 1,4
C. 2,3
D. 2,4
- Câu 17 : Đốt cháy một ancol đơn chức, mạch hở X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích CTPT của X là
A. C4H10O
B. C3H6O.
C. C3H6O.
D. C2H6O.
- Câu 18 : Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)
A. 0,342.
B. 2,925.
C. 2,412.
D. 0,456.
- Câu 19 : Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được 11,76 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước. Cho X tác dụng với Na dư được 2,24 lít H2 (ở đktc). % ancol bị oxi hoá là
A. 80%.
B. 75%.
C. 60%
D. 50%
- Câu 20 : Oxi hoá 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Phần trăm ancol bị oxi hoá là
A. 25%
B. 50%
C. 75%
D. 90%
- Câu 21 : Cho m gam ancol đơn chức, no, mạch hở qua bình đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp thu được có tỉ khối hơi đối với H2 là 19. Giá trị m là
A. 1,48 gam.
B. 1,2 gam.
C. 0,92 gam.
D. 0,64 gam.
- Câu 22 : Hỗn hợp X chứa glixêrin và 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 8,75g hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu được 2,52l H2 (đkc). Mặt khác 14g X có thể hoà tan vừa hết 3,92 g Cu(OH)2. Phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 13,14% 34,29% 52,57%
B. 23,14% 24,29% 52,57%
C. 33,14% 34,29% 22,57%
D. 52,14% 34,29% 13,57%
- Câu 23 : Oxi hóa 18,4 gam C2H5OH (H= 100 %) thu được hỗn hợp X gồm anđêhit ,axit và nước .Chia X thành 2 phần bằng nhau . Phần 1 tác dụng với AgNO3 trong NH3 thu được 16,2 gam Ag . Phần 2 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 0,5M .Giá trị của V là ?
A. 0,50
B. 0,65
C. 0,25
D. 0,45
- Câu 24 : Chia 30,4 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức thành 2 phần bằng nhau . Cho phần 1 tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2(đktc) .Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao thu được hỡn hợp Y chứa 2 anđêhit (H=100) .Toàn bộ lượng Y phản ứng hết với AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag .Tên gọi 2 ancol trong x là :
A. metanol và etanol
B. metanol và propan-1-ol
C. etanol và propan-1-ol
D. propan-1-ol và propan-2-ol
- Câu 25 : Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 2,7 gam nước . Oxi hóa m gam X thành anđêhit , rồi lấy toàn bộ lượng anđêhit thu được cho tác dụng với dd AgNO3 , trong NH3 (dư) thấy tạo thành 86,4 gam Ag . Các phản ứng xảy ra với hiệu suất đạt 100% .Phần trăm khối lượng của C2H5OH trong X là :
A. 25,8%
B. 37,1%
C. 74,2%
D. 62.9%
- Câu 26 : Tách nước một hợp chất X thu được but-1-en duy nhất. Danh pháp quốc tế của X là
A. 2-metyl propan-1-ol.
B. butan-1-ol.
C. butan-2-ol.
D. pentan-2-ol.
- Câu 27 : Thủy phân hợp chất C3H5Cl3 bằng dung dịch NaOH, kết quả thu được bao nhiêu hợp chất hữu cơ đơn chức?
A.1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 28 : Khi đun nóng CH3CH2CH(OH)CH3 (butan-2-ol) với H2SO4 đặc, 1700C thì thu được sản phẩm chính là ?
A. but-1-en
B. but-2-en
C. đietyl ete
D. butanal
- Câu 29 : Cho các ancol sau: CH3-CH2-CH2-OH (1); (CH3)2CH-OH (2); CH3-CH(OH)-CH2-OH (3); CH3-CH(OH)-CH(CH3)2 (4). Dãy gồm các ancol khi tách nước chỉ cho một olefin duy nhất là:
A. (1), (2).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3).
- Câu 30 : Đề hiđrat hóa ancol X bậc III thu được hai anken có công thức phân tử là C5H10. Hãy cho biết anken nào là sản phẩm chính?
A. pent-2-en
B. 3-metylbut-1-en
C. 2-metylbut-2-en
D. 2-metylbut-1-en
- Câu 31 : Đun hỗn hợp gồm metanol, etanol và propanol-1 với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp từ 140o đến 180oC thì thu được bao nhiêu sản phẩm là hợp chất hữu cơ?
A. 5
B. 6
C. 8
D. 9
- Câu 32 : Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? (Cho H = 1; C = 12; O = 16)
A.5
B. 4
C. 2
D. 3
- Câu 33 : Oxi hóa 0,6 gam một ancol đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 dựng dd KOH dư. Khối lượng bình 1 tăng 0,72, bình 2 tăng 1,32 gam. CTPT của ancol A là :
A. C2H6O
B. C3H8O
C. C4H10O
D. C5H12O
- Câu 34 : Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng),sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CHOH-CH3.
B. CH3-CH2-CH2-OH.
C. CH3-CH2-CHOH-CH3.
D. CH3-CO-CH3.
- Câu 35 : Oxi hóa 2 mol ancol metylic thành anđehit fomic bằng oxi không khí trong một bình kín, biết hiệu suất phản ứng oxi hóa là 80%. Rồi cho 36,4 gam nước vào bình được dung dịch X. Nồng độ % anđehit fomic trong dung dịch X là:
A. 58,87%
B. 38,09%
C. 42,40%
D. 36%
- Câu 36 : Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,8.
B. 8,8.
C. 7,4.
D. 9,2
- Câu 37 : Đôt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp hai ancol, đơn chức kê tiếp nhau rồi cho toàn bộ CO2, hấp thụhết vào 1 lít dung dịch NaOH 0,2M . Sau phản ứng nồng độ của dung dịch NaOH còn lại 0,1M ( coi thể tích dung dịch không đổi). Công thức phân tử của hai ancol là:
A. CH3OH vàC2H5OH
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH
D. C4H9OH và C5H11OH.
- Câu 38 : Hợp chất X tác dụng được với Na, AgNO3/NH3, không tác dụng với NaOH. Khi cho X tác dụng với H2/Ni,t0 tạo ancol no và ancol này tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Vậy CTCT của X là:
A. CH3CH2COOH
B. HO-CH2CH2 -CHO
C. HCOOC2H5
D. CH3CH(OH)CHO
- Câu 39 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C3H6O,C4H8O.
B. C2H6O,C3H8O.
C. C2H6O2,C3H8O2.
D. C2H6O,CH4O.
- Câu 40 : Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 và propan-1,2-điol.
B. 4,9 và propan-1,2-điol.
C. 4,9 và propan-1,3-điol.
D. 4,9 và glixerol.
- Câu 41 : Đun nóng rượu A với hỗn hợp (lấy dư) KBr + H2SO4 đặc, thu được chất hữu cơ B. Hơi của 12,3 g chất B trên chiếm 1 thể tích bằng thể tích của 2,8 g nitơ trong cùng 1 điều kiện. Khi đun nóng với CuO rượu A biến thành anđehit. Công thức cấu tạo của A là:
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. CH3CH2H2OH
D. CH3CH(OH)CH3
- Câu 42 : Có một hợp chất hữu cơ đơn chức Y, khi đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tổn gấp 4 lần số mol của Y. Biết rằng: Y làm mất màu dung dịch brom và khi Y cộng hợp hiđro thì được rượu đơn chức. Công thức cấu tạo mạch hở của Y là:
A. CH3-CH2-OH
B. CH2=CH-CH2-CH2-OH
C. CH3-CH=CH-CH2-OH
D. CH2=CH-CH2-OH .
- Câu 43 : Cho chất hữu cơ X chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức. Nếu đốt cháy một lượng X thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Mặt khác khi cho X tác dụng với Na dư thì thu được số mol H2 bằng 1/2 số mol X đã phản ứng. Công thức của X là
A. CH3OH.
B. C2H4(OH)2.
C. C2H5OH
D. C4H9OH.
- Câu 44 : Đốt cháy V ml cồn etylic 920 thu được 28,16 gam CO2 và 33,28 gam H2O. Nếu đem V ml cồn trên cho phản ứng với Na dư thì thu được thể tích H2 (ở đktc) là
A. 6,72 lít
B. 7,168 lít
C. 4,58 lít
D. 13,53 lít
- Câu 45 : Đun nóng ancol no, đơn chức X với hỗn hợp (KBr và H2SO4 đặc) thu được hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br), trong đó Br chiếm 73,4% về khối lượng. Công thức của X là:
A. CH3OH.
B. C4H9OH.
C. C3H7OH.
D. C2H5OH
- Câu 46 : Đốt cháy m gam một rượu (X) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác cho m gam (X) tác dụng với Natri dư thu được 0,1 mol H2. Giá trị của m là:
A. 7,6 gam
B. 3,8 gam
C. 6,2 gam
D. 9,2 gam
- Câu 47 : Cho 18,8 gam hỗn hợp M gồm C2H5OH và một ancol đồng đẳng X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Oxi hóa 18,8 gam M bằng CuO, nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit (h=100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 , thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 86,4.
B. 172,8.
C. 108,0.
D. 64,8.
- Câu 48 : Oxi hóa a gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp , thu được 2 anđehit tương ứng (h=100%). Cho 2 anđehit tác dụng hết với Ag2Otrong dung dịch NH3 , thu được 21,6 gam Ag. Nếu đốt a gam X thì thu được 14,08 gam CO2. Tên gọi của 2 ancol trong X là?
A. metanol và etanol.
B. propan-1-ol và butan-1-ol.
C. etanol và propan-1-ol.
D. hexan-1-ol và pentan-1-ol.
- Câu 49 : phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 336 ml H2 (đktc). Oxi hoá phần 2 thành anđehit (h=100%), sau đó cho tác dụng AgNO3 trong NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Phần 3 đốt c háy hoàn toàn thu được 2,64 gam CO2. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O.
B. C3H8O.
C. C4H10O.
D. C5H12O.
- Câu 50 : Oxi hóa ancol đơn chức X thu được anđehit Y. Hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Phần 2 đốt cháy hoàn toàn, thu được 33,6 lít khí (đktc) CO2 và 27 gam H2O. Tên gọi của X là:
A. Ancol metylic.
B. Ancol etylic.
C. Ancol allylic.
D. Ancol iso-butylic.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ