Bài tập tác dụng từ của dòng điện xoay chiều cực h...
- Câu 1 : Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm
A. Dòng điện xoay chiều luôn xoay quanh một trục.
B. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
C. Cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng.
D. Hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
- Câu 2 : Điều nào sau đây SAI khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy.
B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.
- Câu 3 : Tác dụng nào phụ thuộc chiều của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng quang.
D. Tác dụng sinh lý.
- Câu 4 : Dòng điện xoay chiều qua dụng cụ nào sau đây chỉ gây tác dụng nhiệt?
A. Bóng đèn
B. Quạt điện
C. Mỏ hàn điện
D. Loa điện
- Câu 5 : Đặt một đầu nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một thanh sắt nhỏ. Người ta thấy thanh sắt nhỏ bị hút về phía nam châm điện. Đây là tác dụng gì của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng hấp dẫn
D. Tác dụng từ
- Câu 6 : Cho khung dây hình chữ nhật có dòng điện chạy qua quay đều giữa hai cực của nam châm. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
A. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều, vì số đường sức từ qua khung dây thay phiên tăng giảm
B. Trong khung dây xuất hiện dòng điện một chiều, vì số đường sức từ qua khung dây không đổi
C. Trong khung dây xuất hiện dòng điện một chiều, vì số đường sức từ qua khung dây luôn tăng hoặc luôn giảm
D. Trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều, vì lực điện từ tác dụng lên khung dây thay phiên tăng giảm
- Câu 7 : Người ta không dùng dòng điện xoay chiều để chế tạo nam châm vĩnh cửu vì lõi thép đặt trong ống dây
A. Không bị nhiễm từ.
B. Bị nhiễm từ rất yếu.
C. Không có hai từ cực ổn định
D. Bị nóng lên
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn